banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Chim sử dụng mùi hương để quyến rũ bạn tình
(phatminh.com) Các nhà nghiên cứu tại đại học Michigan State, Hoa Kỳ, nhận thấy, quá trình chim trống tập trung sự chú ý vào mình thông qua các giao tiếp hóa học là một trong những vấn đề hiện tại của sinh thái học hành vi.

Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng loài chim bị cuốn hút bởi mùi hương, theo Danielle Whittaker, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về sự tiến hóa trong hành động Beacon, đại học Michigan State, Hoa Kỳ.

Chú chim trống nhỏ con hơn, nhưng thơm hơn sẽ được các nàng chim mái ưu tiên chiếu cố.
Chú chim trống nhỏ con hơn, nhưng thơm hơn sẽ được các nàng chim mái ưu tiên chiếu cố.

Chúng ta thường xem đoạn phim quảng cáo thương mại về tính năng của một loại nước hoa: khi người mẫu nam xịt nước hoa lên cơ thể thì bỗng xuất rất nhiều thiếu nữ xinh đẹp hay thậm chí là các thiên thần cùng tập trung xung quanh anh chàng người mẫu này. Thật ngạc nhiên, các con chim đực cũng triển khai một chiến thuật tương tự, khi chúng sử dụng nước hoa được tiết ra từ tuyến mùi thơm nằm trên đuôi của chúng để rỉa lông. Tuy nhiên, mùi thơm này không chỉ để thu hút sự chú ý của các loài chim mái, mà nó cũng có tác dụng ngoài ý muốn là thu hút lũ chim đực khác.

Điều này cũng giống như "hiệu ứng Axe", (một loại xà bông của nam giới mà nhà sản xuất cho rằng phụ nữ bị thu hút bởi mùi hương nam tính đặc trưng này, các mùi hương không có ở khắp cơ thể nhưng làm cho người qua đường một cảm giác vấn vương) và kết quả là các con chim mái bị cuốn hút bởi mùi hương này, nó mê tít đi và không màng tới việc tìm hiểu xem con chim đực đó như thế nào, ra sao, mặc dù các loài chim trong các quần thể này có bề ngoài và cách hành xử khác nhau, Whittaker cho biết. "Và tôi nghĩ rằng những con đực đã tạo ra một phản ứng tích cực để mùi hương của mình đặc biệt hơn mùi hương của con đực khác."

Trước đây, người ta nghĩ rằng, chim biết hót (songbirds) hầu như không sử dụng khứu giác, bởi vì chúng có hành khứu giác rất nhỏ so với kích thước não trong số tất cả các loài chim. Tuy nhiên, gần đây, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng chim biết hót (songbirds) có một số lượng lớn của các thụ thể khứu giác nên có khả năng cảm nhận mùi hương theo cách riêng.

Vì vậy, Whittaker và cộng sự trong phòng thí nghiệm Ellen Ketterson, tại đại học Indiana, Hoa Kỳ, đã không ngạc nhiên khi khám phá ra những con chim sử dụng mùi hương để thu hút bạn tình. Họ cảm thấy thích thú, khi họ biết được mùi hương hấp dẫn như thế nào giữa các quần thể và giới tính sinh vật. Một điều thú vị khác: Khi phải lựa chọn, những con chim mái thích mùi của những con chim đực nhỏ hơn.

"Tuy nhiên, trong một nghiên cứu trước đây, khi các nhà nghiên cứu quan sát những con chim trong tự nhiên, những con chim mái có xu hướng thích những con đực lớn hơn với các bộ lông nhiều sặc sỡ và bắt mắt hơn", bà nói. "Dựa trên những kết quả này, tôi hy vọng sẽ khám phá làm thế nào và tại sao những con chim đực nhỏ con lại có thể cố gắng bù đắp cho thân hình ít hấp dẫn của chúng bằng tạo ra lượng lớn của mùi hương hấp dẫn."

Trung tâm nghiên cứu về sự tiến hóa trong hành động Beacon, đại học Michigan State, Hoa Kỳ, được tài trợ bởi quỹ Khoa học quốc gia, vốn có quan hệ đối tác với các Trung tâm nghiên cứu khoa học Công nghệ tại đại học North Carolina A&T State, đại học Idaho, đại học Texas và trường đại học Washington.

(Nguồn: Theo khoahoc.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tại sao Wallaby không thải khí Methane? (24/7/2011)
Phát hiện mới về bộ não của động vật linh trưởng (24/7/2011)
Gấu Bắc Cực chết dần vì băng tan (24/7/2011)
Khi động vật trở thành ”thảm họa thời trang”  (18/7/2011)
Cấy ghép tế bào gốc để chữa mù  (18/7/2011)
Nhện mặt người (18/7/2011)
Gấu trắng Bắc cực vào danh sách bảo vệ đặc biệt (17/7/2011)
Phát hiện cóc sặc sỡ sau 90 năm (17/7/2011)
Bí quyết sinh tồn của ốc sên Nhật (14/7/2011)
Bướm lưỡng tính chào đời (14/7/2011)
Những sinh vật đời cát (12/7/2011)
Phân tử nano vàng chữa bệnh ung thư (12/7/2011)
Gấu Bắc cực xuất xứ từ Ireland?  (9/7/2011)
Lộ diện thú ăn thịt nguy hiểm nhất thế giới (9/7/2011)
Ngộ nghĩnh động vật  (9/7/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt