banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Phân tử nano vàng chữa bệnh ung thư
(phatminh.com) Các nhà khoa học Anh vừa phát triển loại vật liệu nano thông minh có thể tiêu diệt chế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến bộ phận khác trong cơ thể.

ADN của tế bào ung thư luôn chứa gene quy định việc sinh ra tân mạch (mạch máu mới sinh ra trên khối u) nhằm bảo đảm việc được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Quá trình ức chế và tiêu diệt các gene này sẽ ngăn cản khối u sinh ra tân mạch từ đó khống chế việc di căn và giết chết các tế bào ung thư. Đây là xu hướng mới của những nhà nghiên cứu y khoa trên khắp thế giới nhằm tìm ra liệu pháp chữa trị hiệu quả cho căn bệnh được coi là nan y này.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Southampton, đứng đầu bởi tiến sĩ vật lý Antonios Kanaras chỉ ra rằng một lượng nhỏ phân tử nano vàng có thể hoạt hóa hoặc ức chế có chọn lọc những gene chi phối việc hình thành mạch máu trên khối u. Từ đó kiểm soát quá trình cung cấp oxy và dinh dưỡng cho hầu hết các tế bào ung thư.

Việc sử dụng các phân tử nano vàng sẽ chỉ tác động có chọn lọc lên các tế bào ung thư. Các tế bào khác bình thường khác trong cùng mô sẽ không bị ảnh hưởng.

Nhóm nghiên cứu tiến một bước xa hơn trong việc kiểm soát mức độ phá hủy lớp màng nội mô (lớp tế bào phía trong của mạch máu) bằng việc sử dụng tia laser. Những tế bào nội mô này lót mặt trong cho tất cả các mạch máu và đóng vai trò then chốt trong việc hình thành mạch máu mới.

Health trích lời tiến sĩ Kanaras cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện ra tính năng kép của phân tử nano vàng trong việc kiểm soát quá trình trao đổi chất của tế bào".

"Bằng cách kết hợp chiếu xạ laser, chúng tôi có thể phá hủy các tế bào nội mô từ đó cắt đứt nguồn cung cấp máu cho khối u. Thêm vào đó, các phân tử này cũng tác động đến quá trình trao đổi chất qua màng tế bào giúp tăng khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể", ông nói.

Nghiên cứu trên đã góp phần quan trọng trong việc mở ra một xu hướng mới trong công nghệ phẫu thuật nano vốn đang được quan tâm phát triển. Tuy nhiên mục tiêu trước mắt của những nhà khoa học là tập trung hoàn thiện công nghệ chế tạo các phân tử nano để điều khiển quá trình hình thành tân mạch nhằm góp phần vào cuộc chiến chống ung thư.

(Nguồn: Theo Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Gấu Bắc cực xuất xứ từ Ireland?  (9/7/2011)
Lộ diện thú ăn thịt nguy hiểm nhất thế giới (9/7/2011)
Ngộ nghĩnh động vật  (9/7/2011)
Xem cá đuối “hai mồm” lả lướt dưới đại dương  (9/7/2011)
Gấu trúc khôn ngoan trốn khỏi vườn thú  (7/7/2011)
Nhật trồng hoa hướng dương chống phóng xạ  (6/7/2011)
Loài động vật ồn ào nhất thế giới (6/7/2011)
Nguyên nhân băng trên Trái Đất tan chảy nhanh (6/7/2011)
Tìm thấy mãng xà hai đầu như trong thần thoại  (4/7/2011)
Những bậc thầy ’ăn kiêng’ trong giới động vật  (4/7/2011)
Những vật nuôi đắt giá nhất thế giới (4/7/2011)
Con quạ thù dai (4/7/2011)
Phát hiện hàng trăm loài mới tại Philippines (4/7/2011)
Rệp nước tí hon: kẻ ”to mồm” nhất thế giới (4/7/2011)
Những kẻ săn tình khét tiếng nơi hoang dã  (30/6/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt