banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Những bậc thầy 'ăn kiêng' trong giới động vật
(phatminh.com) Bạn bị thừa cân và quyết định ăn kiêng, nhưng quyết định này không bao giờ là dễ dàng trừ phi bạn được cách ly với những “cám dỗ gây ứa nước bọt”. Một số loài động vật, vì hoàn cảnh bắt buộc, cũng có khả năng “kiêng ăn” đáng nể khiến chúng có thể nhịn nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng trời mà không cần bất cứ nguồn thực phẩm nào. Chuyên trang khoa học Discovery giới thiệu một số bậc thầy về ăn kiêng rất đáng nể.
Ve




Nhiều người vẫn nhầm tưởng ve thuộc nhóm côn trùng. Tuy nhiên, vì chúng có 8 chân và không có cánh nên chúng được xếp vào lớp nhện.


Thực phẩm duy nhất mà loài ve cần là máu của động vật máu nóng như gia súc hay người. Chúng cần loại thức ăn này để phát triển và hoàn thiện vòng đời trứng – ấu trùng – nhộng – ve trưởng thành. Khi một con ve hút máu đủ no, nó sẽ tích trữ lượng máu này trong cơ thể và sử dụng dần trong thời gian đến 2 năm mà không cần “ăn vặt” thêm gì.


Rùa Galápagos




Các giống rùa vốn nổi tiếng về sự chậm chạp, và loài rùa Galápagos cũng không ngoại lệ. Loài rùa cạn này di chuyển với tốc độ cực chậm – 0,25km/h (để bạn dễ hình dung, tốc độ đi bộ trung bình của chúng ta là 4,5km/giờ).

Rùa Galápagos sống ở quần đảo Galápagos nằm về phía tây Ecuador ở Nam Mỹ. Chúng là loài có kích thước lớn nhất trong dòng họ với cân nặng khoảng 227kg và dài khoảng 1,8 m, đạt tuổi thọ hơn 150 tuổi.


Chúng có khả năng chịu đựng tuyệt vời trong điều kiện khí hậu khá khắt nghiệt và có thể sống sót đến 1 năm mà không cần ăn hay uống gì nhờ cơ thể có khả năng tích trữ nước và chất dinh dưỡng rất tốt. Khi có điều kiện, chúng sẽ ăn bất cứ thứ gì, từ xương rồng, trái cây, cỏ tới lá cây, …


Gấu đen Mỹ




Lâu nay chúng ta vẫn nghe rằng loài gấu ngủ đông là để trốn cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông. Tuy nhiên, sự thật là chúng ngủ đông để thích nghi với việc khan hiếm nguồn thức ăn trong những tháng lạnh giá. Loài gấu đen Mỹ có thể sống hàng tháng trời trong mùa ngủ đông mà không cần bất cứ nguồn cung cấp thực phẩm nào. Chúng cứ nằm im và ngủ trong khoảng 100 ngày mà không cần ăn, uống, bài tiết hay thậm chí là không thay đổi tư thể ngủ.

Sở dĩ gấu đen Mỹ tồn tại được dài ngày như vậy là do chúng có khả năng tự cắt giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể xuống chỉ còn một nửa so với bình thường (chẳng hạn, khi ngủ bình thường vào mùa hè, nhịp tim của chúng dao động từ 60-90 nhịp/phút, còn khi ngủ đông thì nhịp tim giảm xuống chỉ còn 8-40 nhịp/phút).


Vào mùa hè, gấu đen ních thật nhiều bất cứ loại thực phẩm nào kiếm được, từ quả mọng, quả hạch, côn trùng tới động vật nhỏ…để tích trữ năng lượng. Khi đã tích đủ lượng mỡ để chống chọi với mùa đông, chúng sẽ chui xuống hang và ngủ. Trong những tháng đông, cơ thể chúng sẽ tiêu hao khoảng 25 - 40% trọng lượng cơ thể. Tuy vậy, thể trạng của nó không bị suy yếu gì và có thể sẳn sàng cho mùa kiếm ăn mới.


Lạc đà



 
Từ xa xưa, lạc đà đã được con người sử dụng làm phương tiện vận chuyển qua những địa hình có khí hậu khắc nghiệt như sa mạc. Chúng có khả năng thích nghi tuyệt vời với khí hậu vừa nóng cháy da lại vừa vô cùng giá lạnh ở nơi đây (nhiệt độ ở sa mạc có thể lên tới 38oC vào ban ngày và rớt xuống dưới 0oC vào ban đêm).

Một khả năng tuyệt vời khác là chúng có thể nhịn ăn và nhịn uống trong một thời gian dài mà vẫn hoạt động tốt.


Cả hai loại lạc đà (một bướu và hai bướu) đều tích mỡ ở thành dạ dày. Số mỡ này sau đó có thể chuyển hóa thành nước và năng lượng khi cần thiết. Với khả năng tuyệt vời như vậy, chúng có thể sống hơn 1 tuần mà không cần nước và vài tháng không cần tới thức ăn.


Cá sấu




Loài săn mồi khét tiếng này không từ chối món gì trong thực đơn của nó, kể cả loài người chúng ta. Giữa những chuyến săn mồi, các con cá sấu trưởng thành có thể nhịn từ 3 đến 4 tháng, hoặc thậm chí có trường hợp đã được ghi nhận là sống sót suốt cả năm mà không cần ăn uống gì.

Một quá trình được gọi là “ngủ hè” chính là chìa khóa giúp chúng qua được mùa “chay tịnh” tạm thời này. Cơ chế ngủ hè cũng tương tự như ngủ đông, chỉ khác là nó xảy ra vào mùa khí hậu khô và nóng, còn mục đích thì như nhau: giúp cơ thể bảo tồn năng lượng để sống sót qua giai đoạn thức ăn khan hiếm.


Vào thời gian ngủ hè, cá sấu sẽ ẩn mình trong hang hay ở bãi sông chờ cho qua mùa khô. Thân nhiệt của chúng không giảm như gấu, vì vậy chúng vẫn sử dụng năng lượng và nước, nên chúng có thể sử dụng nguồn dự trữ của mình nhanh hơn. Nhưng chỉ cần chúng không hoạt động thì chúng vẫn có thể sống sót được. Khi giai đoạn khó khăn qua đi, cá sấu sẽ ăn bù lại không kiêng khem bất cứ thứ gì, kể cả chúng ta.


Cá hồi




"Số phận nghiệt ngã” khiến loài cá này phải nhịn đói và lặn lội bơi ngược dòng hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn dặm để đẻ trứng. Loài cá này còn đặc biệt ở chỗ chúng có thể sống tốt ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn. Được sinh ra ở vùng nước ngọt, và khi lớn lên chúng phải tự tìm đường ra vùng nước mặn, đây cũng là nơi chúng kiếm ăn và sinh sống lúc trưởng thành.

Khi đến tuổi sinh sản, cả cá đực và cá cái phải ngược dòng về lại quê hương nơi chúng được sinh ra (vùng nước ngọt). Trong hành trình gian truân này chúng không ăn bất cứ thứ gì, bởi vì chúng không ăn thực phẩm trong vùng nước ngọt. Để chuẩn bị cho chuyến đi, chúng sẽ ăn thật no trước khi khởi hành, sau đó chúng có thể di chuyển liên tục trong 9 tháng mà không cần ăn gì thêm.


Sói




Cuộc đời của một con sói chỉ xoay quanh một công việc duy nhất: săn mồi. Sói là loài săn mồi bởi chúng thực hiện việc này để sinh tồn. May mắn cho chúng là hiếm khi chúng trở thành con mồi cho những loài khác. Tuy nhiên, đôi khi việc săn bắt không dễ dàng và không phải lúc nào cũng có sẵn mục tiêu cho chúng hạ sát.

Khi không tìm được nguồn thức ăn, sói phải tìm kiếm trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần với cái bụng rỗng không. Một con sói chỉ cần khoảng 1 kg thức ăn/ngày để tồn tại, tuy nhiên, khi săn được một con mồi nó sẽ ăn no hết mức có thể (đến 9 kg) vì không biết chắc khi nào nó mới được ăn bữa tiếp theo.


Cá voi lưng gù


 
Cá voi lưng gù thường ăn đến 2 tấn thức ăn (là các loài nhuyễn thể và cá nhỏ) mỗi ngày. Nguồn thức ăn này sẵn có và rất dồi dào ở vùng biển Bắc Thái Bình Dương. Nhưng khi đến mùa sinh sản, chúng phải di cư đến vùng biển nhiệt đới (như Hawaii) để giao phối và sinh con. Và khi thực hiện hành trình dài này cũng đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thức ăn hàng ngày. Vì thế, trước chuyến đi chúng sẽ dự trữ năng lượng bằng cách tích mỡ trong cơ thể. Nguồn mỡ này sẽ cung cấp năng lượng và giữ ấm cho chúng trong suốt 4 - 5 tháng trời ở vùng biển mới, nơi chúng không thể tìm thấy thức ăn.

Sở dĩ cá voi lưng gù phải đi xa như vậy để sinh nở là vì cá voi con chỉ có một lớp mỡ rất mỏng nên không thể chịu được nhiệt độ lạnh giá ở vùng biển Bắc vào mùa đông. Khi việc sinh nở hoàn tất và chúng chuẩn bị lên đường trở về quê hương cũng là lúc lượng mỡ dự trữ đã được sử dụng gần hết, và trọng lượng cơ thể của chúng giảm đi đáng kể so với lúc ban đầu.


Trăn




Bạn không cần quá sợ hãi khi nghe nhắc tới tên loài bò sát này bởi thực đơn ưa thích của chúng là lợn, hoặc hươu, nai. Tuy nhiên, tùy vào kích thước cơ thể mà trăn còn ăn cả các loài gặm nhắm, chim, thằn lằn, khỉ ... Loài động vật máu lạnh này không cần phải ăn thường xuyên vì chúng không cần nhiều năng lượng để duy trì nhiệt cho cơ thể như các loài động vật máu nóng.

Bộ tiêu hóa của chúng hoạt động khá chậm chạp nên phải mất vài ngày chúng mới tiêu hóa hết bữa ăn đã nuốt trọn. Trăn sẽ không hoạt động gì nhiều và nằm yên nghỉ trong khi đợi thức ăn được tiêu hóa hết. Nếu gặp một bữa thịnh soạn, một con trăn có thể nghỉ ngơi mà không cần ăn uống gì trong vòng 1 năm.


Gián




Nhắc tới chúng, bạn nghĩ ngay đến bình xịt diệt côn trùng vì chúng là ổ vi trùng di động. Trước khi bạn “ra tay” cũng cần biết đôi điều về những tay gặm nhắm này: chúng có thể sống đến 2 tuần mà không cần nước, và có thể nhịn ăn cả tháng trời mà không chết vì đói.

Thực đơn ưa thích của gián bao gồm những thứ có trong nhà bếp của bạn, và cả các loài côn trùng khác. Tuy nhiên, khi “túng quẫn”, chúng cũng xơi cả giấy tờ, sách vở hay bất cứ thứ gì chúng vớ được. Bộ tiêu hóa của chúng có thể xử lý nhiều loại "thực phẩm” khác nhau mà chúng đưa vào bụng.


Gián là một trong những loài côn trùng cổ xưa nhất Trái đất (chúng có mặt và từ thời khủng long), nên không có gì ngạc nhiên khi chúng thực sự là những bậc thầy trong việc xoay sở kế để sinh tồn.
(Nguồn: Theo Vietnamnet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Những vật nuôi đắt giá nhất thế giới (4/7/2011)
Con quạ thù dai (4/7/2011)
Phát hiện hàng trăm loài mới tại Philippines (4/7/2011)
Rệp nước tí hon: kẻ ”to mồm” nhất thế giới (4/7/2011)
Những kẻ săn tình khét tiếng nơi hoang dã  (30/6/2011)
Phát hiện mới về cơ chế di căn của tế bào ung thư  (29/6/2011)
Bắt được cá sấu lớn tại Mỹ (28/6/2011)
Phát hiện tuổi thật nhờ nước bọt (28/6/2011)
Phát hiện mới: Khủng long không phải loài máu lạnh!  (28/6/2011)
Kiến thợ ”nhờ” bạn vận chuyển thức ăn (28/6/2011)
Trồng rau sạch trong điều kiện không trọng lượng  (27/6/2011)
Kỳ lạ châu chấu đổi màu để gần bạn tình  (25/6/2011)
Vẹt thông minh như người (25/6/2011)
Năm loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng (25/6/2011)
Sử dụng sóng siêu âm để đo huyết áp (23/6/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt