banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Phát hiện mới về cơ chế di căn của tế bào ung thư
(phatminh.com) Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu Ung thư Phân tử, các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư Duke (Mỹ) đã phát hiện các tế bào ung thư lưu thông trong máu luôn mang theo các protein xác định mới.

Phân tích các protein này có thể tăng hiệu quả chẩn đoán ung thư và dẫn đến tạo ra các liệu pháp chữa trị hữu hiệu cho căn bệnh này.

Tế bào ung thư
Tế bào ung thư
(Ảnh: Sciencephoto)

Dựa vào những công nghệ hiện nay để phát hiện các tế bào ác tính lưu thông trong máu, nhóm nghiên cứu trên đã phân tích những tế bào này theo một phương pháp mới, chỉ rõ cách thức chúng có thể thoát khỏi khối u gốc và di chuyển đến các địa điểm khác trong cơ thể.

Nhóm nghiên cứu trên cho biết các thành phần ung thư di căn bao gồm cả các protein mà chúng ta thường quan sát được khi các tế bào gốc thời kỳ đầu bắt đầu chuyên biệt hóa và di chuyển khắp cơ thể phát triển các cơ quan như tim, xương và da.

Phát hiện này có thể tăng cường sự chính xác trong các xét nghiệm máu nhằm phát hiện các tế bào ung thư di căn, giúp các bác sĩ có được những thông tin hữu ích hơn trong việc xác định bệnh tình của người bệnh đang phản ứng hay tiến triển như thế nào.

Trưởng nhóm nghiên cứu trên, Phó Giáo sư Andrew J. Armstrong nói: “Dựa vào phát hiện của chúng tôi, các thông tin hữu ích trong xét nghiệm máu có thể giúp chúng ta xác định các mục tiêu ở cấp độ phân tử cho liệu pháp hữu hiệu chữa trị cho các bệnh nhân bị ung thư.”

Nhóm nghiên cứu trên đã tách các tế bào ung thư từ mẫu máu của 57 bệnh nhân, bao gồm 41 nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn phát triển và 16 nữ giới bị ung thư vú ở giai đoạn di căn.

Trong các tế bào ung thư của hơn 80% số bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và 75% số bệnh nhân ung thư vú, các nhà nghiên cứu trên phát hiện một nhóm các protein thường xuất hiện trong quá trình phát triển ở thời kỳ đầu khi các tế bào gốc bắt đầu đảm nhận những vai trò riêng biệt.

Khi các tế bào gốc bắt đầu hình thành mô và các bộ phận trong cơ thể, chúng biến đổi trong hai quy trình được gọi là chuyển đổi biểu mô - trung mô (EMT) và chuyển đổi trung mô - biểu mô (MET).

Các tế bào ung thư có khả năng tương tự như vậy, thay đổi từ một tế bào biểu mô thành giống như các bộ phận, từ đó chúng phát triển thành một mô giữa hoặc tế bào giống như mô kết nối.

Quy trình ETM này có thể làm cơ sở cho sự kháng thuốc và giúp các tế bào ung thư có khả năng di căn.

(Nguồn: Theo khoahoc.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Bắt được cá sấu lớn tại Mỹ (28/6/2011)
Phát hiện tuổi thật nhờ nước bọt (28/6/2011)
Phát hiện mới: Khủng long không phải loài máu lạnh!  (28/6/2011)
Kiến thợ ”nhờ” bạn vận chuyển thức ăn (28/6/2011)
Trồng rau sạch trong điều kiện không trọng lượng  (27/6/2011)
Kỳ lạ châu chấu đổi màu để gần bạn tình  (25/6/2011)
Vẹt thông minh như người (25/6/2011)
Năm loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng (25/6/2011)
Sử dụng sóng siêu âm để đo huyết áp (23/6/2011)
Chim cánh cụt lạc vào New Zealand (22/6/2011)
Hy vọng mới cho những bệnh nhân bị ung thư gan (21/6/2011)
Bên trong cơ thể cá (21/6/2011)
Những khám phá thú vị về con người  (15/6/2011)
Thỏ không tai xuất hiện gần nhà máy hạt nhân Nhật (15/6/2011)
Bọ nước khổng lồ bắt rắn ăn thịt (9/6/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt