banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Chim cánh cụt lạc vào New Zealand
(phatminh.com) Một chú chim cánh cụt Hoàng đế sống ở Nam Cực đã bất ngờ xuất hiện tại bờ biển New Zealand và gây xôn xao cho người dân cũng như các chuyên gia ở đây.

Chú chim cánh cụt này có thể đã bơi một quãng đường hơn 3.000 km từ Nam Cực đến New Zealand. Đây được xem là hiện tượng hiếm thấy trong suốt 44 năm qua khi một loài sinh vật Nam Cực được tìm thấy ở đây. Lần gần nhất chim cánh cụt Hoàng đế xuất hiện ở New Zealand là vào năm 1967 tại biển Oreti.

Chú chim cánh cụt Hoàng đế bị "lạc đường" ở New Zealand.
Chú chim cánh cụt Hoàng đế bị "lạc đường" ở New Zealand. Ảnh: BBC

"Thật ngạc nhiên khi được nhìn thấy một trong những loài chim cánh cụt ở bờ biển Kapiti", Christine Wilton, người đầu tiên phát hiện ra chú chim này nói. "Chú chim chắc là đã đi lạc đường".

Cô cũng nói rằng khung cảnh này làm cô liên tưởng đến bộ phim nổi tiếng "Happy feet", trong đó cũng có một chú chim cánh cụt trẻ bị đi lạc.

Theo các chuyên gia, chú chim cánh cụt Hoàng đế này có thể đã được sinh ra trong mùa đông Nam Cực và đang tìm kiếm thức ăn khi bị lạc. Chú chim chỉ khoảng 10 tháng tuổi, nặng 10 kg và cao 80cm. Hoàng đế là loài cao nhất và lớn nhất trong các loài chim cánh cụt. Chúng có thể cao tới 122 cm và nặng 34 kg.

Theo BBC, việc di cư của chim cánh cụt đến những khu vực sinh sản ở Nam Cực đã từng được ghi chép trong tài liệu năm 2005 có tên "Cuộc diễu hành của những chú chim cánh cụt", trong đó nhấn mạnh rằng chúng có khả năng sống sót và sinh sản bất chấp khí hậu khắc nghiệt của mùa đông ở vùng này.

Cuộc diễu hành của những chú chim cánh cụt

"Chú chim này có thể đã bơi trên biển một vài tháng và lên bờ để nghỉ ngơi", Colin Miskelly, một chuyên gia thuộc Bảo tàng New Zealand nói.

Tuy nhiên, Miskelly cho rằng chú chim này cần phải tìm đường trở về miền nam ngay nếu muốn sống sót, bởi nó có thể ăn cát ướt. "Nó không biết rằng cát sẽ không tan chảy khi vào trong cơ thể", Miskelly nói, "Chim cánh cụt thường ăn tuyết vì đó thực chất là chất lỏng".

Tạm thời, chú chim có thể uống nước muối thay cho tuyết vào mùa hè.

Một nhóm các bậc phụ huynh đã đưa con em mình đến bãi biển miền tây North Island để ngắm nhìn chú chim cánh cụt lạc đường này. Một vài người đã chụp lại hình chú đứng yên lặng trên cát hay nằm trên những bọt biển. Tuy nhiên, họ được khuyên rằng nên đứng cách xa chú chim này khoảng 10 m để tránh gây sợ hãi và không được để các chú chó lại gần.

(Nguồn: Theo Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Hy vọng mới cho những bệnh nhân bị ung thư gan (21/6/2011)
Bên trong cơ thể cá (21/6/2011)
Những khám phá thú vị về con người  (15/6/2011)
Thỏ không tai xuất hiện gần nhà máy hạt nhân Nhật (15/6/2011)
Bọ nước khổng lồ bắt rắn ăn thịt (9/6/2011)
Thử nghiệm thành công nhện, bọ xít bảo vệ mùa màng (9/6/2011)
Loài nấm chữa trị triệt để u tiền liệt tuyến (29/5/2011)
Hùng vĩ cảnh núi lửa phun trào (18/5/2011)
Chiêm ngưỡng bảo tàng khủng long ở Trung Quốc (18/5/2011)
Tế bào gốc ở phổi người có khả năng tự tái tạo (13/5/2011)
Kì bí rắn khổng lồ bảo vệ rừng Phong Nha - Kẻ Bàng (11/5/2011)
Hình ảnh hiếm về hổ Sumatra hoang dã (11/5/2011)
Bọ ngựa khoe tuyệt chiêu kung-fu (5/5/2011)
Trái dừa nặng gần 9 kg (5/5/2011)
Ảnh động vật dưới nước đẹp nhất 2011 (26/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt