Bọ xít cổ ngỗng ăn sâu non hại cải Theo
tính toán của các nhà khoa học, chi phí cho việc dùng bọ xít bắt mồi
không rẻ hơn so với dùng thuốc bảo vệ thực vật. Trước đây tiền mua hóa
chất phun trên một sào ruộng hết 130.000 đồng. Nay chi phí nuôi, thả
thiên địch cũng tầm ấy, nhưng hiệu quả bước đầu là như nhau.
Nếu
duy trì phương pháp này, có thể tạo ra nguồn thiên địch lâu dài trong
tự nhiên, từ đó giảm dần chi phí nuôi và thả thiên địch. “Quan trọng nhất là người trồng cây tỏ ra an tâm hơn vì bảo đảm sức khỏe và môi trường”. GS Hùng cho biết.
Nhện
bắt mồi cũng được thả thử nghiệm tại vùng rau Thanh Trì, Hoàng Mai và
vùng rau Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Ong mắt đỏ với kỹ thuật nuôi đơn giản
đã được chuyển giao cho nông dân Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Đồng
Tháp, Bình Dương và vùng trồng bông Nha Hỗ (Ninh Thuận) nuôi để diệt sâu
đục thân. Kết quả bước đầu cho thấy số lượng bọ trĩ và sâu đục thân
giảm không kém phun hóa chất.
Từ năm 2004 đến nay, các nhà khoa
học bộ môn Côn trùng, trường ĐH Nông nghiệp I, thực hiện nhân nuôi một
số loài thiên địch. Ba loài đáng chú ý trong đó là bọ xít bắt mồi, nhện
bắt mồi và ong mắt đỏ. “Những loài côn trùng và nhện như nhện đỏ son
và bọ trĩ hiện nay gây hại đáng kể đối với cây dưa chuột, bầu, bí, đậu,
cam, chanh, bông, ớt, cà, hoa hồng… Để phòng trừ, nông dân ta lâu nay
vẫn phải phun gần chục lần thuốc hóa chất trong một vụ trồng. Hiệu quả
không cao, lại gây ô nhiễm và tiêu diệt cả thiên địch”– GS.TS Hà Quang Hùng – người gắn bó hơn 40 năm với ngành côn trùng học Việt Nam - cho biết.
Tuy
có tác dụng lâu dài và an toàn, nhưng phương pháp này chưa thể triển
khai được rộng. Hiện chỉ còn vài vùng trồng bông ở phía Nam còn thả ong
mắt đỏ trừ sâu đục thân. Nguyên nhân là do nông dân vẫn giữ thói quen
phun thuốc trừ sâu vốn mang lại hiệu quả tức thì. “Chỉ cần phun hóa chất trở lại một lần là thiên địch thả ra sẽ chết hết” – GS Hùng thở dài.
Bên
cạnh đó, ngoài ong mắt đỏ dân có thể tự nuôi, nhện và bọ xít bắt mồi do
kỹ thuật nuôi khó hơn, cần có một đầu mối cung cấp sản xuất hàng loạt
rồi cung cấp cho dân.
Chưa có đơn vị nào dám đảm nhận khâu này
vì, muốn biến thiên địch thành thương phẩm phải đầu tư dây chuyền sản
xuất quy mô lớn, trong khi không lấy gì đảm bảo có bán được không.
Về
vấn đề này, GS.TSKH Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sinh
thái & Tài nguyên Sinh vật, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam, cho
rằng, muốn triển khai được phương pháp này, phải thực hiện đồng bộ trên
quy mô lớn. Không thể ruộng này dùng thiên địch, ruộng khác lại phun
thuốc sâu.
“Nhà nước nên có chính sách trợ giá cho nông dân
khi họ sử dụng các phương pháp sinh học trong nông nghiệp; ngoài ra nên
hỗ trợ kinh phí cho nhà khoa học nuôi thiên địch và chuyển giao cho
nông dân. Thiếu các chính sách cần thiết khiến việc dùng thiên địch để
bảo vệ mùa màng tuy kết quả khả quan và mang lại lợi ích lâu dài nhưng
mới chỉ dừng ở nghiên cứu, thử nghiệm. Điều này rất đáng tiếc trong khi
nhiều nước trên thế giới đã dùng từ hàng chục năm nay” – GS Hùng đề xuất.
Theo
GS.TSKH Vũ Quang Côn, xu hướng trồng cây trong nhà kính hiện nay rất
phù hợp với việc thả thiên địch để tiêu diệt các loài sinh vật gây hại.
Tuy nhiên không nên coi đây là phương pháp thay thế mà phải sử dụng phối
hợp các biện pháp khác trong hệ thống
quản lý dịch hại như sử dụng thuốc ít độc với sâu bệnh hoặc phun thuốc
vi sinh vật, trồng xen canh để tạo nơi sinh sống cho thiên địch, v.v..