John Marzluff, giáo sư đại học Washington, khoa Tài
nguyên rừng cùng đồng nghiệp là Heather Cornell và Shannon Pecoraro thực
hiện nghiên cứu bằng cách đeo mặt nạ đặc biệt khi trói và bắt nhiều con
quạ.
|
Con quạ có thể nhớ khuôn mặt kẻ thù trong vòng 5 năm. Ảnh: Discovery. |
Sau đó, họ thả khoảng 7 đến 15 con quạ ở 5 địa điểm
khác nhau. Những con quạ vừa thả này ngay lập tức 'mắng' lại những người
đeo mặt nạ. Thậm chí, có rất nhiều con quạ khác khi nghe tiếng kêu to
của đồng loại đã bay tới "mắng hội đồng".
"Chúng kêu rất to để gọi thêm những đồng bọn ở gần đó
tới. 15 con khác tụ lại bao quanh chúng tôi, có con đâm bổ từ trên
xuống. Sự việc kéo dài từ địa điểm chúng tôi thả tới khi chúng tôi rời
khỏi đó 100 m", giáo sư John Marzluff kể lại.
Khi các nhà khoa học đeo mặt nạ đi tới các một vài khu
vực khác, những con quạ chưa bị bắt lập tức nhận ra chúng đang đối mặt
với nguy hiểm. Do đó, chúng đã bắt đầu gọi bày đàn đến để vây quanh đe
dọa. Điều này cho thấy, loài quạ có khả năng học hỏi qua những phương
pháp xã hội riêng của chúng chứ không chỉ qua kinh nghiệm bản thân. Khi
khuôn mặt nào bị chúng nhớ, chúng sẽ nhớ mãi.
"Nghiên cứu cho thấy, ký ức của loài quạ kéo dài
khoảng 5 năm hoặc hơn thế. Con quạ trưởng thành sống khoảng 15-40 năm và
chúng nhớ được hết các sự kiện quan trọng trong đời", ông Marzluff phát
biểu trên Discovery.
Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, quạ là loài chim
rất thông minh. "Một số con quạ còn chế tạo và dùng dụng cụ, dự báo
tương lai, hiểu được những gì mà loài vật khác biết. Trong trường hợp
của chúng tôi - những con quạ học hỏi qua kinh nghiệm bản thân và cách
quan sát con quạ khác. Đây là khả năng nhận thức khá cao mà ít loài có
được", Marzluff nói. |