banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Phát hiện hàng trăm loài mới tại Philippines
(phatminh.com) Viện khoa học California vừa khám phá hơn 300 loại động thực vật chưa từng được phát hiệnở Philippines, nơi đang bị đe dọa về mặt sinh thái.

"Philippines là một trong những điểm nóng nhất thế giới có sự sống đa dạng và bị đe dọa", đội trưởng đoàn thám hiểm Terrence Gosliner phát biểu trên website của Viện nghiên cứu, AFP đưa tin.

Theo ông Gosliner, độ đa dạng sinh học nơi đây vẫn là điều bí ẩn và đoàn thám hiểm đã phát hiện nhiều sinh vật mới gần như ở mọi ngóc ngách của các bãi đá ngầm, rừng mưa nhiệt đới và đáy đại dương tại đất nước này.

Nhiều loại sinh vật mới đã được tìm thấy tại vùng biển và đất liền Philippines. Ảnh: LiveScience.com.

Phát hiện đáng chú ý của đoàn là một loài cá mập sống ở vùng nước sâu, có khả năng phình to kích thước cơ thể bằng cách hút nước vào dạ dày để đe dọa kẻ thù hay một loài sao biển chỉ thích ăn củi rều. Nhóm còn phát hiện thêm một số động vật thuộc họ tôm càng, loài cua càng kim, cá chìa vôi dạng sâu có xu hướng sống ẩn nấp ở các khóm san hô thân mềm.

Nhiều động vật khác chỉ sống ở những nơi đặc biệt khó tìm, như loài cá chình-rắn chỉ sống ở đáy đại dương, hoặc một loài oải hương nguyên sinh chỉ mọc ở những sườn dốc cheo leo của ngọn núi lửa Mount Isarog cao 1976 mét.

Theo đoàn nghiên cứu, những phát hiện này có thể bổ sung cho giả thuyết vùng biển của Philippines chứa nhiều loại sinh vật hơn bất kỳ môi trường đại dương nào trên Trái đất.

Điều này cũng thách thức các nhà bảo tồn môi trường của Philippines trong việc mở rộng vùng biển cần bảo vệ, ngăn chặn việc thải rác nhựa xuống đại dương. Cũng theo các nhà khoa học, nhiều hệ sinh thái của Philippines hầu như chỉ được bảo vệ trên lý thuyết, do thiếu nhiều phương tiện ngăn cản việc đột nhập hay săn bắn trái phép.

Loài cá mập có khả năng trương phình cơ thể. Ảnh: LiveScience.com.
Một số loài sên biển lạ thuộc họ sên trần. Ảnh: LiveScience.com.
Một loài cua lạ thuộc họ cua Petalomera chỉ sống ở vùng nước sâu. Ảnh: LiveScience.com.
Loài sâu sặc sỡ này thuộc họ Myrianida, được tìm thấy ở các bãi đá san hô tại Philippines. Ảnh: LiveScience.com.
(Nguồn: Theo Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Rệp nước tí hon: kẻ ”to mồm” nhất thế giới (4/7/2011)
Những kẻ săn tình khét tiếng nơi hoang dã  (30/6/2011)
Phát hiện mới về cơ chế di căn của tế bào ung thư  (29/6/2011)
Bắt được cá sấu lớn tại Mỹ (28/6/2011)
Phát hiện tuổi thật nhờ nước bọt (28/6/2011)
Phát hiện mới: Khủng long không phải loài máu lạnh!  (28/6/2011)
Kiến thợ ”nhờ” bạn vận chuyển thức ăn (28/6/2011)
Trồng rau sạch trong điều kiện không trọng lượng  (27/6/2011)
Kỳ lạ châu chấu đổi màu để gần bạn tình  (25/6/2011)
Vẹt thông minh như người (25/6/2011)
Năm loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng (25/6/2011)
Sử dụng sóng siêu âm để đo huyết áp (23/6/2011)
Chim cánh cụt lạc vào New Zealand (22/6/2011)
Hy vọng mới cho những bệnh nhân bị ung thư gan (21/6/2011)
Bên trong cơ thể cá (21/6/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt