banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Ong độc đốt người: Chết như chơi!
(phatminh.com) Hàng chục vụ ong đốt gây tử vong hoặc biến chứng cho người đã xảy ra trong năm 2011. Giới khoa học cảnh báo: Hãy tránh xa các loài ong độc


Điều trị tại TT chống độc BV Bạch Mai (A, BV Bạch Mai)

Mỗi năm có từ 40 đến 60 trường hợp bị ong đốt phải nhập viện, theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM). Còn theo ghi nhận của Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, ngộ hàng năm có vài chục trường hợp bị ong độc đốt phải đến trung tâm cấp cứu. 


Ong đốt dễ chết

Một nghiên cứu trên 70 bệnh nhân của Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy, có nhiều loại ong độc đốt, nhất là ong bò vẽ (38 bệnh nhân), ong bắp cày (3 bệnh nhân), ong mật (8 bệnh nhân)... Có bệnh nhân bị ong đốt đến gần 300 nốt. Trong 70 bệnh nhân này có tới 15 người bị suy thận cấp (chiếm 21,4% số người bị ong đốt) và đa số phải sống nhờ chạy thận nhân tạo.

TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết,, trong nọc ong có chứa các enzim, protein lạ gây sốc phản vệ, vỡ hồng cầu (tan máu), hoại tử tế bào, tổn thương thận, gan và có thể gây tử vong. Dấu hiệu nghi ngờ bị sốc phản vệ là nổi mề đay, thân mệt, tay chân lạnh, mạch yếu hoặc không có mạch, đau bụng, khó thở, tụt huyết áp. Nếu có trên 40 vết đốt của ong vò vẽ, một thanh niên khỏe mạnh đã có thể tử vong nếu không được cấp cứu đúng cách trước 24 tiếng đồng hồ. Chữa trị bị ong độc đốt rất phức tạp, phải nằm viện kéo dài và tốn kém. 

Ths Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ giải thích, trong thế giới loài ong có 2 loại, một loại tiêu thụ sản phẩm từ mật hoa, sống thành bầy đàn nên được gọi là ong mật. Một loại khác sống đơn lẻ vài ba chục con thức ăn không phải là thực vật, mật hoa mà là chất dịch từ động vật tiết ra. Những con ong đơn lẻ này rất nguy hiểm. Có nhiều loại: ong bò vẽ, ong nghệ, ong mặt quỷ, ong đất.

 Tránh xa ong độc

TS Nguyễn Thị Phương Liên, phòng Sinh thái học côn trùng, viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện KH-CN Việt Nam) cho biết, nếu ngòi đốt của ong mật do có ngạnh nên khi đốt xong, rút ngòi ra thì cái ngạnh đó vướng lại ở dưới da và rút theo ruột của chúng nên bị chết. Còn những loài ong độc vì ngòi đốt rất trơn và thẳng nên sau khi đốt xong chúng lại rút ngòi ra được và đi đốt tiếp nốt khác. Vì thế mà có những trường hợp bị cả trăm nốt ong đốt không phải là bị cả trăm con ong cùng đốt, có khi chỉ vài ba chục con đốt, đốt hết nốt này đến nốt khác. 

Những loại ong độc thường có đặc trưng là có màu vàng và đen, cơ thể to lớn, kích thước trung bình từ 3-5cm. Tổ của những loài ong độc thường to, bên trong xếp thành từng tầng lớp, có màu xám hay nâu xẫm và có một lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài. Bên trong có khi có tới hàng trăm con. Bình thường, ong không tự tấn công người, mà chỉ tấn công khi bị tác động vào tổ của chúng như ném đất đá, chọc phá hay vô tình dẫm đạp vào tổ. Trừ ong mặt quỷ, chỉ cần ngửi thấy mùi mồ hôi toát ra do lao động hay tụ tập đông người gần tổ là chúng sẵn sàng lao ra tấn công. 

Theo TS Trương Xuân Lam, trưởng phòng Côn trùng học (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), ong mặt quỷ là loài ong to, ăn thịt. Giống nhiều loài ong khác, khi đốt, ong mặt quỷ để lại phần vòi (gai) trong cơ thể đối tượng bị đốt, gây sưng tấy, gây sốt. Với trẻ nhỏ, chỉ cần 3-5 con ong mặt quỷ đốt có thể gây tử vong. 

Theo TS Liên, nếu thấy ong làm tổ thì nên tìm cách xua đi, nhất là những loài ong độc. Khi bị ong tấn công hãy bình tĩnh, che vùng đầu, bốc đất cát vung lên cao để xua ong (không dùng cành cây, quần áo xua vì ong càng bu lại). Khi ong bay đến, không nên chạy mà đứng hoặc ngồi im và không cử động, ong sẽ không nhìn thấy nữa. 

Các vụ ong đốt người năm 2011:
7/3: Ông Nguyễn Văn Út ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ, làm động đến tổ ong mật rừng và bị ong đốt đến kiệt sức, với  hơn 100 vết.
16/6: Hai em là Hải và Tuấn (Cà Mau) đã bị hơn 40 vết ong vò vẽ đốt đã gây trụy tim mạch và ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Em Hải (5 tuổi) qua đời. Bé Tuấn (4 tuổi), được chuyển đến khoa Cấp cứu - hồi sức - Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng ngưng thở, trụy tim mạch. Sau đó cũng không qua khỏi.
30/7: Cháu Chèo Nai Guyển, 5 tuổi, người dân tộc Dao (Lai Châu) bị ong đốt 35 nốt khi đang chăn trâu. Bác sĩ xác định cậu bé bị suy thận cấp.
18/10: Bà Lê Thị Mía (64 tuổi) ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) nhập viện chiều 18.10 trong tình trạng khó thở, co giật. Trên người đếm được 104 vết chích của ong vò vẽ. Bà cụ bị ong tấn công trong lúc đi rọc lá bán. Trước đó hai tuần, chị Lò Thị Ngọc (32 tuổi) ở xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cũng bị ong đốt hơn 300 mũi được đưa vào bệnh viện cấp cứu và  đã được các bác sĩ cứu sống.
23/12: Một con ong màu đen phục sẵn trong chiếc khăn đã bất ngờ bay ra đốt vào bàn tay phải của bé Ngọc, 11 tuổi, ở Hóc Môn, TP HCM, khi em đang tắm. Cô học sinh lớp 5 sau đó bị hôn mê và tím tái toàn thân. Em đã được các bác sĩ kịp thời cấp cứu qua khỏi nguy kịch. Cũng ngày 23.12, hai cháu bé Đặng Ngọc Minh Tâm (3 tuổi) và Đặng Ngọc Đạt (1 tuổi) ngụ thị trấn Long Hải, H.Long Điền, Bà Rịa- Vũng Tàu) bị ong vò vẽ đốt. Với hơn 40 đốt trên đầu, lưng…cháu Tâm đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Còn cháu Đạt hiện đã qua khỏi.   
Cùng ngày, tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu cháu bé Trịnh Thị Hoài Hậu (8 tuổi, ngụ xã Châu Hưng, H.Thạnh Trị, Sóc Trăng) cũng tử vong do bị ong đốt. Trước đó, ngày 5.12, cũng tại bệnh viện này, hai cháu Võ Đăng Khoa (10 tuổi) và Huỳnh Ngọc Thới (11 tuổi) cùng ngụ xã An Trạch, H.Đông Hải, Bạc Liêu đã tử vong do bị ong đốt.  

Sơ cứu tại chỗ:  

Ths Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ: Nếu bị ong đốt, đầu tiên phải dùng nước sôi, bỏ muối nồng độ đậm, lấy khăn nhúng vào để đắp lên nơi bị đốt. Ngay sau đó phải đưa đến bệnh viện để các bác sĩ truyền nước biển vào cơ thể để thải độc tố và gỡ bỏ gai ong còn dính trên cơ thể.

TS Nguyễn Thị Phương Liên, phòng Sinh thái học côn trùng, viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện KH-CN Việt Nam): Nếu bị ong đốt cần được sơ cứu đúng cách bằng cách xát cồn, nước vôi loãng hoặc vỏ chanh vào vết thương. Sau đó, cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau và uống nhiều nước để loại thải các độc tố rồi chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Cần vận chuyển nạn nhân nhẹ nhàng, tránh di chuyển mạnh để hạn chế nọc độc lan truyền ra nơi khác.

Chuyên gia tư vấn về ong:  

- TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (ST-TNSV).  18 - Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội; ĐT: (04) – 38360169; DĐ: 0912201588
- TS. Nguyễn Thị Phương Liên, Phòng Sinh thái học Côn trùng, Viện ST-TNSV. Nhà A11, 18 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT:  (04) - 38361440; DĐ: 0918463199
- Ths Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ, Khu II, đường 3/2, TP Cần Thơ. ĐT: (0710) - 3831166; DĐ:  0913774507

Ong độc có mặt ở đâu: 

GS.TSKH Vũ Quang Côn, chủ tịch Hội côn trùng học Việt Nam: Nước ta có nhiều loài ong nhưng các loài ong có thể gây độc là ong bắt mồi họ Vespidae, thường gặp nhất là ong vò vẽ (Vespa affinis), ong bắp cày (Vespa ducalis), ong mặt quỷ (Vespa velutina)… Ong vò vẽ phân bố nhiều ở Điện Biên, Lào Cai, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Kiên Giang.  Ong bắp cày : Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Ong mặt quỷ : Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng.
(Nguồn: Báo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Có ít nhất 17 loại vi khuẩn gây hại trên khăn giấy sạch (3/1/2012)
Những sự thật không ngờ về cá mập (3/1/2012)
Ăn nhiều cá, rau ngăn chặn lão hóa não (31/12/2011)
Tìm thấy cá không có mặt và óc (31/12/2011)
Phát hiện sự sống ở miệng núi lửa dưới Ấn Độ Dương (30/12/2011)
Phát hiện cơ chế ”đồng hồ sinh trưởng” ở cây cà chua (29/12/2011)
Vi khuẩn loét H. pylori có thể ngăn bệnh tiêu chảy (29/12/2011)
Người mù có thể nhìn thấy trong 10 năm nữa (28/12/2011)
Chế độ ăn tác động thế nào đến thị lực? (27/12/2011)
”Pin” sống dưới lòng biển sâu (27/12/2011)
Nhện cái ăn bạn tình là có lí do (26/12/2011)
Siêu virus cúm gia cầm trở thành bom sinh học? (24/12/2011)
Malaysia tìm phương pháp nuôi hải sâm thương mại (22/12/2011)
Cây thông Noel cũng nguy hiểm (21/12/2011)
Ăn kiêng giúp duy trì ’tuổi xuân’ của não (21/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt