banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Ăn kiêng giúp duy trì 'tuổi xuân' của não
(phatminh.com) Chế độ ăn kiêng có thể kéo dài thời gian hoạt động hiệu quả của não người do nó đánh thức một loại protein đặc biệt.
Một phụ nữ ăn kiêng. Ảnh: sheknows.com.
Một phụ nữ ăn kiêng. Ảnh: sheknows.com.

Nhiều nghiên cứu trên động vật trước đây chứng minh ăn kiêng làm tăng tuổi thọ và khả năng ghi nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa biết tại sao chế độ ăn kiêng mang lại những lợi ích đó.

Để tìm hiểu, các nhà khoa học của Đại học Sacred Heart tại Italy nuôi hai nhóm chuột, trong đó một nhóm ăn kiêng để chúng chỉ hấp thu 70% năng lượng hàng ngày, Telegraph đưa tin.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy tuổi thọ, khả năng ghi nhớ và hoạt động não của nhóm chuột ăn kiêng đều cao hơn hẳn so với nhóm ăn bình thường. Nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và mất trí nhớ của nhóm ăn kiêng lại thấp hơn. Chuột ăn kiêng cũng không dễ bị kích động như chuột ăn bình thường.

Sau khi nghiên cứu kỹ hơn, nhóm chuyên gia nhận thấy khi cơ thể tiếp nhận ít năng lượng hơn, một protein có tên CREB1 sẽ được kích hoạt. Sau đó CREB1 lại “đánh thức” sirtuin – loại phân tử có khả năng làm tăng tuổi thọ.

Phát hiện mới trùng hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu về CREB1 trước đây, theo đó protein này có vai trò quan trọng đối với nhiều quá trình trong não – bao gồm ghi nhớ và tiếp nhận kiến thức.

Do CREB1 suy yếu theo tuổi tác của con người, chúng ta chỉ có thể kích hoạt nó bằng cách ăn kiêng. Sau khi được kích hoạt, CREB1 làm chậm quá trình lão hóa ở não.

“Nghiên cứu của chúng tôi có thể giúp giới khoa học sáng chế những loại thuốc có khả năng làm chậm quá trình lão hóa của não. Chúng tôi hy vọng trong tương lai chúng tôi có thể tìm ra cách kích hoạt CREB1 bằng những cách nào đó, chẳng hạn như thông qua thuốc, để giúp não luôn hoạt động mạnh mẽ mà không cần tới chế độ ăn kiêng”, tiến sĩ Giovambattista Pani, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.

(Nguồn: Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Chất mới phục hồi da cho bệnh nhân bỏng nặng (19/12/2011)
2011: Xuất hiện nhiều sinh vật lạ bất thường (19/12/2011)
Phát hiện loài thằn lằn mới tại Việt Nam (16/12/2011)
Nhân bản vô tính để có thêm ”cụ Rùa”? (15/12/2011)
Loài ếch hót như chim ở Việt Nam (14/12/2011)
Cảm biến không dây awiss giúp phát hiện vi khuẩn e.coli trong nước (14/12/2011)
Thoái hóa đốt sống cổ (14/12/2011)
Bệnh khó nói ở chị em: Chỉ vì bánh ngọt (13/12/2011)
Cho Liti vào nước sẽ giúp giảm tỷ lệ tự tử? (13/12/2011)
Gấu Bắc cực ăn thịt đồng loại do khí hậu (13/12/2011)
Plasma có thể chữa bệnh (12/12/2011)
40% trường hợp ung thư là do lối sống (12/12/2011)
Bước đột phá đến tái tạo hệ thống con người (10/12/2011)
Giải mã giác quan thứ sáu của động vật (9/12/2011)
Thêm một phân loài tê giác tuyệt chủng (7/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt