banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
"Pin" sống dưới lòng biển sâu
(phatminh.com) Các nhà khoa học đã phát hiện một loại "pin sống" dưới đáy Thái Bình Dương, trong những vi khuẩn sống gần các ống thông thủy nhiệt.

Theo trang tin Science News, khi những vi sinh vật này “chén” các hóa chất độc hại được phun ra từ dưới đáy biển, chúng tạo ra những dòng điện chạy ngang qua thành của những cấu trúc tương tự ống khói mà chúng coi là “nhà”.

"Pin" sống dưới lòng biển sâu

“Lượng điện do các vi khuẩn này sinh ra khá khiêm tốn. Nhưng về mặt kỹ thuật bạn có thể sản xuất điện liên tục”, chuyên gia sinh học kiêm kỹ sư Peter Girguis thuộc Đại học Harvard (Mỹ) và là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Ông Girguis đã trình bày những phát hiện của mình tại một hội nghị của Hội Địa Vật lý Mỹ mới đây tại thành phố San Francisco, Mỹ.

Trong bài báo cáo, ông cho biết đã cùng các cộng sự đo được dòng điện bằng cách chèn một điện cực vào thành một “ống khói tự nhiên” nằm sâu 2.200m dưới đáy biển tại dãy Juan de Fuca ngoài khơi bờ biển tây bắc Thái Bình Dương.

Để tìm hiểu thêm về nguồn điện, các nhà nghiên cứu đã thiết kế ống khói nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Một ống mô phỏng bên trong ống khói chứa đầy khí hydrogen sulfide đã hòa tan, vốn có mùi như trứng thối nhưng lại là “món ngon” cho các vi khuẩn. Ống thứ hai, ở bên ngoài ống khói, chỉ chứa nước biển.

Các nhà khoa học đã nuôi các vi khuẩn trên một miếng pyrite, một loại khoáng chất được tìm thấy trong các ống khói tự nhiên, nối liền hai ống. Dòng điện mà các vi khuẩn sản sinh trong miếng pyrite mạnh lên khi chúng được cung cấp thêm thức ăn.

Ông Girguis tin rằng quá trình này cho phép các vi khuẩn tiếp xúc với ô-xy trong nước biển bên ngoài ống khói. Nói một cách khác, việc tạo ra dòng điện thực sự là tác nhân cho phép các vi khuẩn “thở”. “Phát hiện này đã làm thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về cơ chế chuyển hóa ở các ống thông thủy nhiệt”, ông nhấn mạnh.

Các nhà nghiên cứu hy vọng một ngày nào đó trong tương lai, những “pin sống” nói trên có thể được sử dụng để cung cấp điện cho các trạm nghiên cứu hoặc thiết bị cảm biến khoa học dưới lòng biển sâu.

(Nguồn: TNO )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Nhện cái ăn bạn tình là có lí do (26/12/2011)
Siêu virus cúm gia cầm trở thành bom sinh học? (24/12/2011)
Malaysia tìm phương pháp nuôi hải sâm thương mại (22/12/2011)
Cây thông Noel cũng nguy hiểm (21/12/2011)
Ăn kiêng giúp duy trì ’tuổi xuân’ của não (21/12/2011)
Chất mới phục hồi da cho bệnh nhân bỏng nặng (19/12/2011)
2011: Xuất hiện nhiều sinh vật lạ bất thường (19/12/2011)
Phát hiện loài thằn lằn mới tại Việt Nam (16/12/2011)
Nhân bản vô tính để có thêm ”cụ Rùa”? (15/12/2011)
Loài ếch hót như chim ở Việt Nam (14/12/2011)
Cảm biến không dây awiss giúp phát hiện vi khuẩn e.coli trong nước (14/12/2011)
Thoái hóa đốt sống cổ (14/12/2011)
Bệnh khó nói ở chị em: Chỉ vì bánh ngọt (13/12/2011)
Cho Liti vào nước sẽ giúp giảm tỷ lệ tự tử? (13/12/2011)
Gấu Bắc cực ăn thịt đồng loại do khí hậu (13/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt