Các nhà nghiên cứu tin rằng, cuốn phim thu được từ một trong những địa điểm khắc nghiệt nhất của Đại dương này có thể còn bao gồm cả hình ảnh của các loài sinh vật lần đầu tiên được trông thấy đối với khoa học, Những hình ảnh này được rô bốt điều khiển từ xa dưới nước có tên là Kiel 6000 ghi lại. Rô bốt này cho phép các nhà khoa học khảo sát các miệng núi lửa dưới nước ở sống đại dương Tây Nam Ấn Độ. Các vết nứt dưới đáy đại dương, hay còn biết đến là những ống khói đen, làm cho nước ở xung quanh sôi lên sùng sục và chứa nhiều khoáng chất, và rồi chính những chất này đã làm cho hệ sinh thái ở những vực nước sâu trở nên đa dạng. Các nhà khoa học đến từ trường Đại học Southampon đã quay được rất nhiều các loài sinh vật khác nhau, trong đó có cua trắng, ốc sên có vảy ở chân và dưa chuột biển. Một số loài trong số này có thể là sinh vật mới vì chúng không thấy có ở Đại Tây Dương và các sống đại dương Trung Ấn lân cận. Giáo sư Jon Copley, trưởng các nhà khoa học trong dự án các miệng núi lửa ở Ấn Độ Dương, cho rằng: “nơi đây đúng là giao lộ của các loài sinh vật sống ở miệng núi lửa trên khắp thế giới".
“Tôi đã dự đoán rằng sẽ có sự giống nhau nào đó (giữa các sinh vật ở đây) với những gì mà chúng tôi đã biết được ở Đại Tây Dương và các miệng núi lửa ở Ấn Độ Dương. Và đúng như vậy, nhưng chúng tôi còn tìm thấy vài kiểu động vật ở đây mà chưa từng được biết ở bất cứ đâu trong số các khu vực lân cận trên. Đây là điều bất ngờ lớn”. Ông tiếp tục: “Một kiểu khác đó là giống cua trắng. Hiện nay đã có hai loại cua trắng được biết đến ở Thái Bình Dương, nhưng chúng chẳng giống số này, tuy nhiên chúng cũng thuộc cùng một loại động vật càng dài có lông”. “Ngoài ra còn có dưa chuột ở dưới biển mà chưa từng biết đến ở Đại Tây Dương hay các miệng núi lửa ở Ấn Độ Dương, nhưng đã được biết đến ở Thái Bình Dương”. |