Max
Henderson, một nhà nghiên cứu của Đại học King tại Anh, cho rằng chỉ số
thông minh liên quan tới mức độ nghỉ việc vì ốm của người lao động. Vì
thế Max và các cộng sự tìm hiểu hơn 23.000 người. Họ là những người từng
được đánh giá khả năng về tư duy khi còn là đứa trẻ. Quá trình đánh giá
diễn ra vào các năm 1946, 1958 và 1970, Telegraph đưa tin.
Nâng cao trình độ học vấn là một trong những chiến
lược nhằm giảm mức độ nghỉ ốm của người lao động.
Nhóm nghiên cứu chia đối tượng thành ba nhóm theo năm mà họ được kiểm tra chỉ số thông minh.
Đối với "nhóm 1946" thì 47% số
người từng nghỉ ốm dài hạn nằm trong số những người có chỉ số thông minh
thấp nhất ở thời thơ ấu. Tỷ lệ người có chỉ số thông minh cao nhất nghỉ
việc dài hạn chỉ là 13%.
Khoảng 41% số người từng nghỉ ốm trong "nhóm 1958" thuộc về nhóm có chỉ số thông minh thấp nhất. Con số tương tự những người thông minh nhất trong "nhóm 1970" là 32%.
Kết quả cho thấy, người lao động có khả
năng tư duy càng thấp thì nguy cơ nghỉ ốm dài hạn càng cao. Nói cách
khác, năng lực tư duy thời thơ ấu tác động mạnh mẽ tới mức độ vắng mặt
của người lao động tại nơi làm việc do ốm. Vì thế nhóm nghiên cứu cho
rằng nâng cao trình độ học vấn của trẻ em là một trong những cách để
giảm thời gian nghỉ ốm của chúng khi chúng trở thành người lao động.
"Phát hiện của chúng tôi cho thấy sức khỏe không phải là yếu tố duy nhất quyết định thời gian nghỉ ốm tại nơi làm việc", nhóm nghiên cứu kết luận.