banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Những yếu tố rủi ro gây ung thư tuyến tụy
(phatminh.com) Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố rủi ro tác động đến khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tụy.

Hút thuốc. Khói thuốc chứa một số lớn chất sinh ung thư (carcinogen). Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi khói thuốc là một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất gây bệnh ung thư tuyến tụy. Các nghiên cứu cho thấy rủi ro mắc bệnh tăng 2-3 lần ở những người hút thuốc.

Tuổi tác. Rủi ro mắc bệnh tăng theo tuổi tác. Trên 80% trường hợp mắc bệnh ở trong độ tuổi từ 60 - 80.

Giới tính. Bệnh phổ biến ở đàn ông hơn ở phụ nữ. Điều này một phần có thể do đàn ông  hút thuốc nhiều hơn phụ nữ.

Viêm tụy mãn tính. Chứng viêm tụy mãn tính có liên quan đến bệnh ung thư tuyến tụy. Lý do của mối liên quan này không rõ ràng, nhưng nó phổ biến nhất ở những người bị viêm tụy mãn tính thừa kế.

 
Béo phì có thể gây nguy hiểm cho tuyến tụy - Ảnh: Shutterstock 

Béo phì và ít vận động. Những người quá mập (béo phì) và ít vận động thể chất dễ mắc bệnh. Việc tập thể dục sẽ giúp hạn chế rủi ro này.

Tiểu đường. Các nghiên cứu gần đây cho thấy 1%  bệnh nhân  mắc bệnh tiểu đường sau tuổi 50 sẽ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy trong vòng 3 năm sau khi chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Xơ gan. Bệnh xơ gan phát triển ở những người bị tổn thương gan do viêm gan hoặc uống rượu. Những người bị xơ gan có rủi ro mắc bệnh ung thư tuyến tụy tăng cao.

Phẫu thuật loét tiêu hóa. Những bệnh nhân có một phần dạ dày bị cắt bỏ có rủi ro mắc bệnh ung thư tuyến tụy tăng cao.

Nhiễm trùng dạ dày. Việc dạ dày bị nhiễm vi khuẩn gây loét có tên gọi Helicobacter pylori (H.pylori) có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh. Một số chuyên gia nói rằng tình trạng dư thừa a xít trong dạ dày cũng có thể làm tăng rủi ro.

Môi trường làm việc. Việc phơi nhiễm tại nơi làm việc với một số loại thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm và hóa chất được sử dụng trong xử lý kim loại có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh.

Lịch sử gia đình. Bệnh ung thư tuyến tụy có vẻ như mang tính “cha truyền con nối” trong một số gia đình. Ở những gia đình này, rủi ro mắc bệnh tăng cao do một hội chứng thừa hưởng hoặc một loại gien không được biết đến.

Chế độ ăn uống. Những chế độ ăn uống nhiều thịt, thực phẩm chiên chứa nhiều cholesterol và chất nitrosamine có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh, ngược lại chế độ ăn nhiều rau quả có thể làm giảm rủi ro.

Rượu. Phần lớn nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu với bệnh ung thư tuyến tụy. Nhưng uống rượu nhiều có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tiểu đường, xơ gan và viêm tụy mãn tính, tất cả đều là những yếu tố rủi ro gây bệnh ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũ cho rằng uống cà phê có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh, nhưng các nghiên cứu gần đây chưa xác nhận điều này.

(Nguồn: TNO )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Ăn chay giúp giảm căng thẳng  (6/4/2012)
Người béo phì dễ mắc ung thư khi chụp X-quang (6/4/2012)
Điều trị cao huyết áp không dùng thuốc (6/4/2012)
Dấu hiệu cảnh báo hội chứng ống cổ tay (5/4/2012)
Động vật cũng ”tự tử” vì cô đơn (5/4/2012)
Trình độ giáo dục có thể làm thay đổi về tuổi thọ (5/4/2012)
Nga lần đầu tiên giải mã ADN của thân cây cổ đại (4/4/2012)
Liều thuốc kéo dài sự sống cho người bị ung thư vú (4/4/2012)
Dùng chất kích độc trong nấm trị ung thư (4/4/2012)
Nga lần đầu tiên giải mã ADN của thân cây cổ đại (3/4/2012)
Con người hạnh phúc nhất ở tuổi 33 (3/4/2012)
Tại sao loài nhện lại không bị mắc vào lưới của chính chúng? (2/4/2012)
Sữa chua có vị cá (2/4/2012)
Chữa béo phì bằng... ruột xác ướp (30/3/2012)
Bỏng ngô đẹp da hơn cả rau quả?  (30/3/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt