Nhiều nghiên cứu cho
thấy nếu cao huyết áp của người trẻ mà không điều trị thì tuổi thọ sẽ giảm 10 –
20 năm so với người già bị cao huyết áp. Do đó, phát hiện sớm bệnh cao huyết áp
là rất quan trọng đối với cộng đồng.
Để phát hiện chính
xác và sớm bệnh cao huyết áp, chúng ta cần đo huyết áp cho cả trẻ em, kiểm tra
huyết áp định kỳ, và chỉ xác định có cao huyết áp khi đã đo 2 – 3 lần khác nhau
trong vòng vài tuần ở những điều kiện tối ưu như sau khi nghỉ ngơi 15 phút, sau
đi tiểu, nhiệt độ môi trường phù hợp, đo ở tư thế tay ở vị trí ngang tim, dùng
băng quấn phù hợp với lứa tuổi và đo ở cả hai tay.
Khi đã phát hiện
cao huyết áp, chúng ta cũng không nhất thiết phải uống thuốc ngay, ngoại trừ
những trường hợp cao huyết áp kịch phát (210/120mmHg) bởi cao huyết áp có thể
kiểm soát bởi chế độ ăn, sinh hoạt như sau.
|
Bớt mặn
thêm rau sẽ giảm nguy cơ cao huyết áp. Ảnh: Hồng Thái
|
Những thứ
phải giảm
Giảm
muối, biện pháp hàng đầu trong điều trị hạ áp: có
60% người cao huyết áp có thể kiểm soát được bằng cách giảm muối trong chế độ
ăn. Nên giới hạn muối ở mức 5g/ngày. Ngoài lượng muối có sẵn trong thực phẩm (2g
đối với thức ăn không ướp muối), lượng muối dùng để nêm vào thức ăn mỗi ngày là
một muỗng càphê muối gạt ngang hoặc hai muỗng càphê nước mắm, hoặc ba muỗng xì
dầu (chứa khoảng 3g muối). Bạn không nên thêm nước mắm, nước tương với các thức
ăn đã nêm nếm, hoặc khi ăn trái cây không nên chấm muối. Loại các thức ăn mặn
như mắm, dưa cà muối, cá khô ra khỏi thực đơn mỗi ngày. Mỗi chén canh chứa
khoảng 0,8g muối, tuỳ theo thực đơn và thời tiết bạn có thể húp hết nước. Ví dụ
trời nóng, không ăn món kho bạn có thể húp hết nước của hai chén canh trong hai
bữa cơm chính. Đối với các loại thức ăn như phở, hủ tíu, mỗi tô chứa 1,8 – 2g
muối, bạn chỉ nên húp một phần nước khi ăn. Đối với mì tôm, chỉ nên nêm 1/3 –
1/2 gói bột nêm vì mỗi gói mì chứa khoảng 4g muối, vượt quá 3g muối dành cho nêm
nếm.
Việc giảm muối giai
đoạn đầu làm chúng ta khó chịu, nhưng dần dần sẽ thích nghi. Theo kinh nghiệm,
bạn chỉ gặp khó khăn trong vòng 1 – 2 tuần đầu mà thôi. Bạn có thể dùng vị chua
và vị ngọt khi chế biến để tăng khẩu vị, như canh chua, thịt bò xào hành tây và
thơm…
Đối với trẻ em,
việc nêm muối là không cần thiết, vì nhu cầu muối của trẻ đã có đủ từ thực phẩm
và sữa (2g/ngày). Ngoài việc tạo thói quen ăn lạt cho bé, việc giảm muối thời
thơ ấu có tác dụng dự phòng cao huyết áp sau này. Một nghiên cứu ở Hà Lan cho
thấy huyết áp của trẻ sơ sinh giảm muối trong vòng sáu tháng thấp hơn trẻ uống
sữa bình thường và sự khác biệt này còn kéo dài đến 15 năm.
Giảm
chất béo, giảm năng lượng: nếu bạn thừa cân, nên
chuyển các món chiên xào sang luộc kho để giảm lượng chất béo khẩu phần. Nếu bạn
ăn nhiều cơm, nên thay hai chén cơm thành hai chén rau để giảm 500kcal mỗi ngày.
Giảm
rượu: chỉ uống tối đa 26g/ngày, tức hai lon bia
330ml hoặc một lon bia 500ml, một chung rượu đế, một ly whisky nếu bạn nghiện
rượu.
Những thứ
cần tăng
Kali:
3,5g/ngày hoặc 50mg/kg cân nặng. Nếu một ngày bạn ăn được 300 – 500g rau (đặc
biệt các loại rau lá xanh đậm và rau củ có màu vàng), 300g trái cây là bạn đã
bảo đảm được hơn 3g kali trong khẩu phần. Ăn một dĩa rau muống luộc vào buổi
trưa, một chén canh cải và một dĩa xàlách trộn vào buổi chiều, một trái cam là
bạn đã bảo đảm được nhu cầu kali trong một ngày. Nếu không thể ăn lạt để giảm
muối thì bạn vẫn có thể giảm nguy cơ của bệnh bằng cách ăn nhiều rau và trái
cây.
Canxi:
Ăn cá nhỏ nguyên xương, nghêu sò, uống sữa, ăn mè là những biện pháp tăng canxi
trong khẩu phần. Chỉ cần uống 200g sữa bột không béo, ăn 50g nghêu sò, một muỗng
mè đen là bạn đã nhận được 70% nhu cầu canxi mỗi ngày.
Tăng
vận động: ngoài hoạt động thường ngày, ta cần vận
động thêm 30 phút nữa, như đi bộ, chạy, nhảy dây, bơi lội, bóng bàn… phù hợp với
sức khoẻ và lứa tuổi. |