banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Nuối tiếc quá khứ sẽ hủy hoại sức khỏe
(phatminh.com) Những người luôn cảm thấy tức giận, hối tiếc hay cay đắng khi hồi tưởng những chuyện không vui đã qua dễ bị ốm và có khả năng chịu đau kém hơn.

Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Đại học Granada (Tây Ban Nha) sau khi khảo sát 50 người và phát hiện thấy thái độ của mỗi người với quá khứ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hiện tại của bản thân.

Thái độ bi quan với quá khứ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của con người.
Thái độ bi quan với quá khứ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của con người.

Các đối tượng tham gia, gồm 25 nam và 25 nữ, tuổi từ 20-70, tiến hành một bài kiểm tra miệng với nội dung câu hỏi tập trung vào thái độ của một người với quá khứ, hiện tại và tương lai: họ bi quan với quá khứ, chăm chăm vào tương lai hay biết cân bằng giữa quá khứ và tương lai để tập trung cho hiện tại.

Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra, các thành viên được chia thành nhiều nhóm nhỏ. Từng nhóm tiếp tục hoàn thành một bản câu hỏi khảo sát về chất lượng cuộc sống để các nhà khoa học xác định sức khỏe thể chất và trí tuệ của họ.

Kết quả cho thấy những người giữ thái độ tiêu cực về quá khứ cảm thấy khó khăn trong các hoạt động thường ngày, hiệu quả làm việc thấp, dễ bị ốm và chịu đau kém hơn. Ngoài ra, họ còn có xu hướng trầm cảm, hay lo lắng và thay đổi về tính nết, cách hành xử.

Nhóm đối tượng chỉ chăm chăm vào tương lai thường quá tham vọng mà quên đi việc tận hưởng cuộc sống ở hiện tại.

Những người hạnh phúc nhất và khỏe mạnh nhất là những người biết rút kinh nghiệm từ quá khứ, hướng tới tương lai nhưng không quên trân trọng cuộc sống ở hiện tại.

Theo Tiến sĩ Cristián Oyanadel, đồng tác giả nghiên cứu: “Thái độ tiêu cực về quá khứ khiến người ta có cái nhìn bi quan và phó mặc hiện tại, tương lai cho số phận. Điều này ảnh hưởng tới các mối quan hệ và những yếu tố tác động tới chất lượng cuộc sống của họ”.

(Nguồn: Bee )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Người đầu to thường có nhiều bạn (29/3/2012)
Cá heo lập hội để tranh bạn tình (29/3/2012)
Mỹ: Phát hiện kháng thể mới điều trị 7 loại ung thư (28/3/2012)
Người tóc đỏ chịu đau kém hơn người tóc sậm (28/3/2012)
Uống quá nhiều nước làm sưng não, gây tử vong (28/3/2012)
Thông minh hơn nhờ thạo 2 ngôn ngữ (27/3/2012)
Kiến ”yêu” điên cuồng bạn tình sắp chết (27/3/2012)
Nghiên cứu bộ gene giúp phát triển y học tiên liệu (26/3/2012)
Âm nhạc sẽ giúp chuột được ghép tim sống lâu hơn (26/3/2012)
Khi bị bạn tình từ chối, ruồi giấm đực uống nhiều rượu hơn những “anh chàng” được thỏa mãn. (17/3/2012)
Nhện dùng hoá chất diệt kiến (17/3/2012)
Băng gạc mới giúp vết thương mau lành (16/3/2012)
Thần dược ”thổi” lợn nạc: Nấu chín vẫn tồn dư (16/3/2012)
Sống ”buông thả” để tránh tuyệt chủng? (16/3/2012)
Đậu phộng không gây dị ứng (13/3/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
8 thực phẩm dần phá hoại não
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt