Nhiếp
ảnh gia về thế giới hoang dã người Slovakia, Adrián Skippy Purkart đã
quay được 1 đoạn video về hoạt động giao phối của kiến đực với một con
kiến chúa đang bị nhện cua ăn đầu.
Loài kiến này có tên khoa học là Prenolepis nitens, còn được gọi là “kiến mật giả” hay “kiến mùa đông”. Đây là một trong những loài kiến hiếm nhất ở châu Âu.
Loài kiến hiếm Prenolepis nitensLoài kiến hiếm Prenolepis nitens
Đối với kiến đực của loài này, những tín
hiệu hóa học quá mạnh đến mức chúng không hề chú ý tới việc con cái
đang chết, hay thậm chí là sự xuất hiện của kẻ ăn thịt ngay đó.
Theo nhà nghiên cứu Rob Dunn tại Đại học
Bắc Carolina (Mỹ), hầu hết kiến đực đều chết mà không được giao phối,
vì thế việc cố gắng "yêu" kiến chúa sắp chết cũng không làm chúng lãng
phí thời gian hơn bình thường.
Nhà nghiên cứu Tschinkel trả lời tờ LiveScience rằng: “Hoạt
động giao phối ở côn trùng trở nên dễ dàng nhờ các tín hiệu đơn giản. Ở
rất nhiều loài côn trùng, bao gồm cả kiến, hóa chất là kích thích chủ
yếu thu hút con đực tới giao phối”.