Các
nhà khoa học bắt đầu chú ý hơn tới sự phân chia giới tính của gà khi
phát hiện ra những con gà trống với hình dáng đặc biệt trong các chuyến
thăm trang trại chăn nuôi.
Các con gà này có mào, một bên người
lông trắng, yếm thịt rộng và có cơ ngực, trong khi nửa bên kia thì nhỏ
và màu lông sậm hơn. Theo lí giải của các nhà khoa học, một nửa cơ thể
của chúng mang tế bào giới tính cái, nửa còn lại mang tế bào giới tính
đực. Họ dùng thuật ngữ gynandromorph (lưỡng tính) để chỉ những con gà
này, song trên thực tế, chúng có xu hướng đồng tính và không có khả năng
sinh sản.
Nhà sinh vật học phát triển Michael
Clinton từ Đại học Edinburg (Roslin, Scotland), trưởng nhóm nghiên cứu,
đã thử nghiệm xu hướng giới tính của chúng bằng cách đặt một con gà đồng
tính tên là Sam vào giữa 2 con gà khác tên là Samatha và Samuel. Cũng
như những con gà đồng tính khác, Sam có chút lưỡng lự.
Theo ông Clinton, nó vẫn cho rằng mình là gà trống, “nhưng khi đặt nó vào giữa một đôi gà mái thì chúng không chắc chắn nữa”.
Hình dáng của một con gà nửa trống, nửa mái
Trước đây, các nhà khoa học vẫn mặc định
rằng giới tính (đực/cái) của một loài động vật được quyết định trong
quá trình phôi thai phát triển. Hệ sinh dục (trứng/tinh hoàn) sau khi
hình thành sẽ tiết ra các hoóc môn chỉ đạo đường sinh dục cũng như các
mô mà sau này trở thành lông và cơ.
Tuy nhiên, khi thử nghiệm cấy ghép tế
bào giới tính cái vào phôi gà trống và ngược lại, họ phát hiện ra rằng
các tế bào này không biến đổi để hòa hợp với hệ sinh dục của vật chủ.
Nói cách khác, nó không tuân theo sự chỉ đạo của hóc môn sinh dục.
Theo nhà nghiên cứu Lindsey Barske và
Blanche Capel tại Đại học Duke (Mỹ), điều này chứng tỏ rằng ở gà, các tế
bào trên cơ thể đã tự quyết định giới tính của mình chứ không hề phụ
thuộc vào tín hiệu từ hoóc môn sinh dục.
Ông Clinton cho hay điều này đã “đảo ngược hoàn toàn những gì chúng tôi vẫn nghĩ về cách xác định giới tính của các loài chim".