banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Những kẻ gặm xác tàu Titanic
(phatminh.com) Hàng chục chủng vi khuẩn, một số loài giun ống và nhiều sinh vật nhỏ xíu khác đang gặm nhấm xác tàu Titanic dưới đáy Đại Tây Dương, khiến nó có thể bị phân hủy hoàn toàn.
Vi khuẩn ăn thân tàu Titanic và cả những bộ phận làm bằng sắt như cửa sổ, cầu thang.
Ảnh: titanicuniverse.com.

Titanic, một trong những con tàu lớn nhất, sang trọng nhất song cũng có tuổi đời vô cùng ngắn ngủi trong lịch sử hàng hải. Vào ngày 14/4/1912, Titanic chìm xuống đáy Đại Tây Dương do đâm trúng một tảng băng lớn cách đảo Newfoundland của Canada khoảng 640 km. 1.517 người đã chết trong vụ tai nạn.

AFP đưa tin Henrietta Mann, một nhà sinh học và địa chất của Đại học Dalhousie tại Canada, quan sát những mẩu gỉ sắt được lấy từ xác tàu Titanic. Bà phát hiện 27 loại vi khuẩn, trong đó bao gồm một chủng mà giới khoa học chưa từng biết, trong những mẩu gỉ sắt. Halomonas Titanicae, tên của chủng vi khuẩn mới, cùng 26 chủng khác đang “gặm nhấm” thân tàu bằng thép để tạo năng lượng.

“Tàu Titanic có 50.000 tấn thép. Vì thế nó là nguồn thức ăn khổng lồ cho vi khuẩn”, Mann phát biểu.

Vi khuẩn cũng ăn cả những bộ phận được làm bằng sắt như cửa sổ, cầu thang, cửa chính. Tuy nhiên, chúng không động tới những bộ phận bằng đồng.

Mann không biết tốc độ ăn sắt của vi khuẩn, song khi so sánh những bức ảnh đầu tiên về xác tàu với những ảnh mới nhất, bà nhận thấy tốc độ “thôn tính” của chúng khá lớn.

“Có lẽ xác tàu sẽ biến mất trong 20 hoặc 30 năm nữa”, bà dự đoán.

Ngoài 27 chủng vi khuẩn, Mann còn thấy một số loài giun ống và nhiều sinh vật nhỏ khác.

Sự biến mất của xác tàu Titanic sẽ là một tổn thất to lớn về mặt di sản. Nhưng Mann cho rằng phát hiện của bà cũng mang đến một hy vọng. Đó là tất cả xác tàu, giàn khoan và hàng hóa chìm xuống đáy biển sẽ phân hủy theo thời gian, chứ không tồn tại mãi. Nhờ đó nguy cơ hình thành những bãi rác khổng lồ dưới đáy đại dương sẽ bị loại trừ.

(Nguồn: VnExpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Giải mã hiện tượng gà lưỡng tính (12/4/2012)
”Chuyện ấy” giúp con người tiến hóa tốt hơn (12/4/2012)
Những chú chó ”siêu đẳng” nhất quả đất (12/4/2012)
Nghiên cứu rắn đuôi chuông qua robot sóc (12/4/2012)
Đười ươi bị stress vì khách du lịch  (11/4/2012)
Căn bệnh kỳ lạ khiến 5,5 triệu con dơi chết  (11/4/2012)
”Nhà máy” sản xuất thuốc ung thư ngay trong cơ thể  (11/4/2012)
Vắc xin ngừa 90% dạng ung thư (11/4/2012)
Ong biết tự chữa bệnh (10/4/2012)
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật? (10/4/2012)
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí” (10/4/2012)
“Thần dược” từ ARN can thiệp (9/4/2012)
Những yếu tố rủi ro gây ung thư tuyến tụy (7/4/2012)
Ăn chay giúp giảm căng thẳng  (6/4/2012)
Người béo phì dễ mắc ung thư khi chụp X-quang (6/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt