Cả hai bệnh đái tháo đường tuýp 1, thường xuất hiện ở người trẻ, và tuýp 2, phần lớn là do ăn kiêng quá đều dẫn đến rối loạn lượng đường trong máu. Hậu quả với thai phụ là gây ra các vấn đề trong lúc mang thai như dị tật bẩm sinh, sảy thai hay trẻ sinh ra thừa cân. Mẹ bị tiểu đường sẽ tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh của con.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Newcastle đã phân tích dữ liệu của 401.149 người mang thai từ năm 1996 - 2008, trong đó có 1677 người mắc đái tháo đường. Kết quả cho thấy, mức độ sinh con bị dị tật bẩm sinh ở những thai phụ không mắc bệnh là 19/1000, trong khi đối với người mắc bệnh là 72/1000. Báo cáo cho biết, lượng đường trong giai đoạn trước khi mang thai là nhân tố gây bệnh quan trọng nhất có thể kiểm soát được. Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Ruth Bell cho BBC biết:“Rất nhiều trường hợp bị dị tật xuất hiện ngay trong giai đoạn 4-6 tuần lễ đầu”. Tuy nhiên, bà cũng cho biết: “Tin tốt là với sự trợ giúp của các chuyên gia y tế trước và trong quá trình mang thai, hầu hết thai phụ mắc bệnh đái tháo đường đều sinh con khoẻ mạnh”. Theo Tiến sĩ Iain Frame, Giám đốc Quỹ Phòng bệnh đái tháo đường của Anh: “Chúng ta cần gửi một thông điệp tới những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường rằng nếu đang muốn sinh con, họ nên đến bác sĩ để được tư vấn những việc cần thực hiện trước khi mang thai”. |