Các chuyên gia tiến hành thí nghiệm trên chuột. Những con chuột có chức năng miễn dịch suy giảm dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và béo phì khi chúng được ăn theo chế độ của người phương Tây. Điều đặc biệt là khi chúng được đặt trong lồng cùng những con chuột khỏe mạnh khác, tình trạng của con khỏe mạnh bất đầu xấu đi và xuất hiện các triệu chứng của bệnh gan và béo phì. Giáo sư Richard Flavell tại trường đại học Y khoa Yale khẳng định thủ phạm gây ra chính là vi khuẩn trong dạ dày của chuột. Bởi vi khuẩn từ những con chuột có hệ thống miễn dịch kém thoát ra ngoài môi trường xung quanh. Thông thường vi khuẩn có lợi sống cộng sinh trong cơ thể người hay động vật. Nhưng trong nghiên cứu, vi khuẩn có hại tăng gấp 1.000 lần ở những con chuột có hệ miễn dịch kém.
Ông cho rằng chúng ta có thể làm một con chuột béo phì bằng cách đặt nó trong cái lồng cùng con chuột bị béo phì khác. Nhưng sự boăn khoăn liệu điều tương tự có xảy ra ở người. "Có thể nhưng chúng ta cần nghiên cứu thêm trước khi kết luận chính thức. Khả năng bệnh béo phì lây lan ở chuột lớn hơn ở người vì chuột thường ăn phần thức ăn lẫn nhau - cách hiệu quả lây truyền vi khuẩn đường ruột", ông cho biết thêm Ông cho rằng chúng ta cần nghiên cứu một cách nghiêm túc trên người. Bệnh gan nhiễm mỡ rất phổ biến ở người bị béo phì, khoảng 75% đến 100% số người béo phì mắc bệnh này. 20% trong số người bệnh đó, tình trạng tiến triển xấu và trở nên nghiêm trọng. Trước đây, nếu hai thành viên trong cùng một gia đình có vấn đề ở gan hay bị béo phì được cho là do di truyền. Tuy nhiên nghiên cứu mới cho thấy môi trường đóng một vai trò lớn tác động đến tình trạng bệnh. "Nếu kết quả nghiên cứu được áp dụng ở người, chúng ta có thể sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chế phẩm sinh học để kiểm soát vi khuẩn đường ruột - đối tượng liên quan trực tiếp đến bệnh béo phì và gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng một số cách điều trị truyền thống", Flavell nói. "Đây là nghiên cứu kích thích tư duy, chỉ ra các thiếu sót của chúng ta khi xác định mức độ bệnh gan và các biến chứng của nó. Nghiên cứu này cần phải được cải tiến thêm vì muốn hiểu hết vai trò vi khuẩn đường ruột ở người phức tạp hơn chuột nhiều. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng là một bước tiến quan trọng trong y học", tiến sĩ Jasmohan Bejaj, phó giáo sư khoa tiêu hóa, gan và dinh dưỡng tại trường Virginia Commonwealth nhận định. |