Bằng cách chạy mã số mô phỏng "Bolshoi" trên siêu máy tính Pleiades,
các chuyên gia nghiên cứu hy vọng rằng, sẽ giải thích được cách mà các
thiên hà và những cấu trúc rất lớn khác trong vũ trụ đã thay đổi ra sao
kể từ sau vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 13,7 tỷ năm.
Mã Bolshoi đã khiến các nhà khoa học mất
18 ngày và hàng triệu giờ để máy tính được phân chia trong hơn 160.000
bộ xử lý với mục đích cuối cùng là hoàn thành việc chạy trên Pleiades,
là siêu máy tính mạnh đứng thứ 7 trên thế giới.
"Mô phỏng Bolshoi một ví dụ tuyệt
vời về công trình được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của mục tiêu khoa học của
NASA để tìm hiểu cách thức mà các vì sao, thiên hà và hành tinh được
hình thành, nhằm thu được một bức tranh toàn cảnh về cách mà vũ trụ biến
đổi qua hàng tỷ năm", William Thigpen, Giám đốc kỹ thuật phụ trách hệ thống siêu máy tính thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA cho biết.
Mã mô phỏng Bolshoi được thiết kế để mô
hình hóa sự phân bố của vật chất đen qua một khoảng thời gian 1 tỷ năm
ánh sáng. Vật liệu đen là một chất bí ẩn mà các nhà khoa học cho rằng nó
chiếm khoảng 25% vũ trụ nhưng không tương tác với vật chất bình thường
và vô hình với các kỹ thuật quan trắc thông thường.
Theo các học thuyết khoa học tốt nhất hiện nay, những "sợi"
giống như xúc tu của vật chất đen đã hình thành nên các bộ khung mà từ
đó vật chất thông thường tập hợp để hình thành nên các vì sao và thiên
hà mà chúng ta thấy ngày nay.