banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Máy tính biết trò chuyện với người
(phatminh.com) Tuần trước, chương trình máy tính thông minh nhân tạo Cleverbot đã khiến thế giới kinh ngạc với màn trình diễn xuất sắc với Turing - một bài kiểm tra IQ dành cho các chatbot hay còn gọi là robot đối thoại.
Evie, một hình đại diện của chatbot sử dụng phần mềm Cleverbot. (Livescience)

Trong bài kiểm tra Turing do nhà khoa học máy tính Anh Alan Turing phát minh trong những năm 1950, các chatbot tham gia trong các cuộc hội thoại gõ chữ với con người, và cố gắng để đánh lừa họ để họ nghĩ rằng chúng là con người. (Thậm chí, một số người đã vô tình trò chuyện với những người giả vờ là các chatbot.) Tại một cuộc thi Turing gần đây, Cleverbot đã khiến 59% những người đối thoại với nó nghĩ rằng nó là một con người.

Các lập trình viên đã làm thế nào để trang bị với kiến thức rất nhiều đàm thoại, ngữ cảnh và thực tế cho Cleverbot?

Cha đẻ của Cleverbot, Rollo Carpenter đã mang đến câu trả lời: Đơn giản đó là một nguồn tập hợp, giống như một tìm kiếm Wikipedia cho các cuộc hội thoại.

Kể từ khi xuất hiện trên mạng trong năm 1997, Cleverbot đã tham gia vào khoảng 65 triệu cuộc hội thoại với những người sử dụng Internet trên toàn thế giới, “chat” cho vui thông qua các trang web Cleverbot. Tương tự khi con người học được cách hành xử thích hợp từ hành động của các thành viên trong nhóm xã hội của mình, Cleverbot cũng “học” từ những cuộc đàm thoại. Nó lưu trữ tất cả trong một cơ sở dữ liệu lớn, và trong mỗi cuộc nói chuyện trong tương lai, nó trả lời các câu hỏi và ý kiến bắt chước theo những người trước đây đã nói chuyện với nó và có các câu hỏi hay câu chuyện tương tự.

Ví dụ, nếu bạn đã từng hỏi Cleverbot, “Khoẻ không?”, nó sẽ xem lại những lần nó đã hỏi hay được hỏi như vậy và chọn ra một phản ứng phù hợp. Vì nó đưa ra một câu trả lời đã được một người đã đánh máy nên cách thức câu chuyện diễn ra sẽ giống như con người (ít nhất là trên lý thuyết).

Chìa khóa thành công của Cleverbot là nó không phản ứng dựa hoàn toàn trên các dữ liệu của các cuộc hội thoại trước, mà nó theo dõi các từ và cụm từ đã đưa ra trong cuộc đàm thoại đã có. Như ông Carpenter giải thích “Cleverbot xem lại toàn bộ cuộc hội thoại và có thể có tới hàng chục nghìn những người đã trả lời câu hỏi “Khoẻ không?” và chọn ra câu nào trong số đó là câu trả lời thích hợp nhất cho cuộc đối thoại mới.”

Các phiên bản trực tuyến của Cleverbot tìm kiếm cơ sở dữ liệu của nó chỉ ba lần trước khi đưa ra một phản ứng. Nhưng phiên bản mới sử dụng trong cuộc thi Turing đã thực hiện 42 cuộc tìm kiếm cơ sở dữ liệu. “Đó là một sự vượt trội so với Cleverbot trực tuyến”, Carpenter cho biết.

Sự thiên tài của Carpenter là chỉ đơn giản áp dụng nguyên tắc lập trình cơ bản - cho phép Cleverbot phát triển ngày một thông minh hơn , giống như một con người dần trưởng thành.

Một trong số những câu hỏi đặt ra cho Cleverbot trong cuộc thi: “Làm thế nào để bạn thông minh hơn?”

Cleverbot: “Tôi không thực sự tin rằng người ta có thể “thông minh hơn”. Một người có thể trở nên hiểu biết hơn, chứ không thông minh hơn".

(Nguồn: Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Siêu máy tính có thể dự đoán bất ổn xã hội (12/9/2011)
Phát hiện các hoạt động trực tuyến bất hợp pháp bằng phần mềm mới (12/9/2011)
Máy bay không người lái mini (27/8/2011)
Sợi nano khoẻ nhất xuất hiện (26/8/2011)
Thiết bị không người lái kết hợp trực thăng và máy bay (26/8/2011)
Robot giống người thức dậy trong vũ trụ  (25/8/2011)
Bộ nhớ máy tính bằng pha lê  (22/8/2011)
Chế biến muối đen thành muối công nghiệp cao cấp (19/8/2011)
Vật liệu xây dựng điều tiết nhiệt (19/8/2011)
Công nghệ giữ thực phẩm tươi trong nhiều năm (19/8/2011)
Da nhân tạo chống đạn  (19/8/2011)
Bàn chải đánh răng tự động sạc pin từ laptop (15/8/2011)
Tạo robot mô phỏng vi khuẩn đường ruột (15/8/2011)
Robot sẽ thay thế con người trong tương lai?  (14/8/2011)
Xe máy mới thân thiện môi trường (12/8/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt