banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Robot sẽ thay thế con người trong tương lai?
(phatminh.com) Công nghệ tự động hóa đã xâm nhập vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội loài người, từ sản xuất công nghiệp trong các nhà máy lớn cho đến các thiết bị gia dụng trong mỗi hộ gia đình. Con người ngày càng “lười biếng” hơn và có xu hướng chuyển giao công việc cho máy móc phụ trách nhiều hơn. Liệu người máy với trí thông minh nhân tạo có đang tiếm ngôi của loài người? Hãy cùng điểm qua xem robot đã “xâm lược” đến đâu trong thế giới của chúng ta.
Nhạc công bằng kim loại

Một ban nhạc toàn người máy do hãng Toyota chế tạo đang chơi kèn tại một buổi họp báo tại Hội chợ Triễn lãm Aichi Expo 2005 ở Nagakute. 

Bạn yêu thích những ban nhạc gồm những chàng trai và cô gái xinh đẹp? Hãy tranh thủ mua CD của họ đi vì có thể chẳng bao lâu nữa bạn sẽ chẳng còn cơ hội nữa. Kỷ nguyên của các ca sỹ, nhạc công robot sắp đến rồi. Những bản nhạc do máy tính sáng tác đã có từ giữa thập niên 50; và những nghệ sỹ tên tuổi như Brian Eno hay Autechre đã đưa những tác phẩm được sáng tác bằng thuật toán máy tính vào trong các album của họ. Nói cách khác, những nghệ sỹ này đã giao việc sáng tạo tác phẩm nghệ thuật của mình cho các bộ vi xử lý.

Ngày nay bạn có thể bắt gặp những nhạc sỹ/nhạc công người máy nhan nhãn trong các trường đại học kỹ thuật hàng đầu thế giới. Những người máy có khả năng chơi mộc cầm như Shimon (phiên bản 2010) có thể vừa hoạt động như một bộ máy lại vừa có thể ứng biến linh loạt như robot. Gil Weinberg, cha đẻ của Shimon, trước đó đã cho ra mắt một tay trống robot tên Haile năm 2006.

Bác sỹ giải phẫu bằng thép


Robot da Vinci đang trợ giúp các bác sĩ trong một ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.

Vào năm 2010, các bác sỹ ở thành phố Pisa thuộc vùng Tuscany của Italy đã thực hiện thành công cuộc giải phẫu cấy ghép tuyến tụy nhờ vào robot lần đầu tiên trên thế giới.

Robot tham gia vào cuộc phẫu thuật này mang tên Da Vinci SHDI. Đây là một cỗ máy lớn có vài cánh tay nhỏ được trung tâm Phẫu thuật bằng robot của Ý thiết kế. Trung tâm này cũng thực hiện ca cấy ghép thận bằng robot đầu tiên ở châu Âu vào tháng 7 năm ngoái.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ robot, sắp tới sẽ còn nhiều cuộc phẫu thuật được thực hiện chủ yếu nhờ vào máy móc. Hiện nay, các robot giải phẫu thường thao tác dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các bác sĩ phẫu thuật, còn sự can thiệp trực tiếp của con người sẽ giảm đến mức tối thiểu.

Công nghệ này hướng đến mục tiêu “giải phẫu từ xa”, có nghĩa rằng, trong tương lai, các bác sĩ giải phẫu có thể thực hiện các ca mổ phức tạp ở cách xa bệnh nhân của họ nửa vòng trái đất mà không cần phải di chuyển.

Nghệ sỹ nhân tạo

Một họa sĩ người Anh đã huấn luyện được một robot vẽ chân dung người như khả năng của mình. họa sĩ Patrick Tresset đã đào tạo được một "đệ tử" ruột là một cánh tay robot. Người học trò đặc biệt này có "mắt" kết nối với bộ não nhân tạo, giúp nó tái tạo một phần khả năng vẽ tranh của anh Tresset.

Dù chỉ là những đường thẳng và đường vẽ ngoằn nghoèo nhưng tất cả hợp thành chân dung một khuôn mặt.

Hay “họa sỹ robot” Vangobot (đặt theo tên của danh họa Vincent van Gogh) do Doug Marx và Luke Kelly chế tạo có thể cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo bậc cao hơn. Vangobot được trang bị 18 chiếc cọ, một bộ pha màu, và có thể nhận diện hình ảnh không gian 3 chiều. Họa sỹ nhân tạo này có thể kết hợp nhiều xu hướng nghệ thuật để cho ra đời một tác phẩm mới theo một chủ đề cho sẵn.

Một bức tranh do Vangobot – robot họa sĩ vẽ

Người tình chạy bằng pin

Không còn là ý tưởng vẩn vơ trong đầu “những kẻ gàn dở” nữa mà giờ đây kỷ nguyên của robot tình dục đã thực sự bắt đầu. Năm 2010, Douglas Hines đã giới thiệu trước công chúng trong Triễn lãm Công nghệ Giải trí Người lớn ở Las Vegas nàng robot tình dục đầu tiên trên thế giới có tên Roxxxy.

Douglas và Roxxxy – “người tình lý tưởng” của không ít người

Những con búp bê giống y như thật, "sex toy" và đường dây điện thoại "chat sex" đã được nhiều công ty kinh doanh từ vài thập kỷ nay. Tuy nhiên, Roxxxy đã đưa mối quan hệ ảo lên một tầng cao mới.

Với giá được nhà sản xuất đưa ra là từ 7.000-9.000 đôla, nhưng thị trường tiêu thụ của Roxxxy không hề nhỏ hẹp, ngay từ những buổi đầu được giới thiệu, đã có 4.000 đơn đặt hàng và hơn 20.000 người khác yêu cầu được cung cấp thông tin về sản phẩm.

Đầu bếp không lưỡi

Đầu bếp robot đang trổ tài làm bánh xèo

Bạn đã thấy robot lấn sân con người trong các lĩnh vực nghệ thuật và âm nhạc để thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần của chúng ta. Còn trong lĩnh vực ẩm thực thì sao? Liệu đây có phải là một sân chơi bất khả xâm phạm chỉ dành riêng cho con người do những đặc trưng trong môn nghệ thuật này đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của chúng ta, còn máy móc – với những giới hạn khó vượt qua – còn lâu mới có thể chạm tay đến? Bạn đã lầm!

Hàng năm, tại Triễn lãm Công nghệ và Máy móc Chế biến thực phẩm ở Nhật, các nhà khoa học lại cho ra mắt hàng loạt các “tay đầu bếp máy” với khả năng chế biến các món ăn từ đơn giản như bánh bột đến những món cầu kỳ hơn như sashimi.

Tuy đây chỉ là những bước khởi đầu cơ bản nhưng thực tế đã cho thấy robot đang dần chiễm lĩnh các nhà bếp ở khắp nơi trên thế giới. Năm 2010, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Ruyi của Trung Quốc đã cắt giảm biên chế một số đầu bếp của họ và thay bằng những chiếc máy nấu ăn tự động, và dự định sẽ mở rộng mô hình này trong tương lai.

Một nhóm sinh viên tại Đại học Yangzhou, Trung Quốc, đã chế tạo được một robot tự hành có khả năng chế biến đến 600 món ăn truyền thống Trung Quốc.

Bạn vẫn cho rằng chỉ có con người mới có khả năng nếm thức ăn? Hãy nghĩ lại! Mẫu robot của Công ty NEC System Technologies không những có thể phân biệt các loại rượu khác nhau nhờ vào hệ thống cảm biến hồng ngoại mà nó còn có thể “nếm” các loại đồ ăn và cho biết chính xác đó là món gì.

Chiến binh điều khiển từ xa


Những thiết bị do thám không người lái như thế này sẽ giúp giảm tối đa thương vong trên chiến trường, hơn nữa lại tiết kiệm chi phí.

Vũ khí tự động từ lâu đã góp mặt trong các trận chiến của con người, thậm chí những thiết bị không người lái trên không hay trên mặt đất đã xuất hiện từ Thế chiến II. Ngày nay, những thiết bị không người lái trên không hiện đại được phát triển và đưa vào sử dụng tại hơn 40 quốc gia. Mỹ đã đưa những “đồ chơi” siêu cấp này đến các chiến trường Iraq và Afghanistan. Hơn thế nữa, quân đội nước này đang có kế hoạch thay thế 1/3 các phương tiện chiến đấu mặt đất của mình bằng robot từ nay đến năm 2015.

Từ trước đến nay, con người luôn đóng vai trò chỉ đạo tối cao trong việc sử dụng hệ thống vũ khí tự động này. Chỉ có con người mới có quyền đưa ra quyết định mang tính sống còn trên chiến tuyến. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của trí thông minh nhân tạo và sự cải thiện không ngừng của những phần mềm quản trị thông minh, vai trò của con người trong lĩnh vực quân sự rất có thể có nguy cơ bị “lép vế”.

Tiểu thuyết gia nhân tạo

Liệu robot có thể lấn sân con người trong lĩnh vực văn chương

Những dòng chữ mà bạn đang đọc được một con người bằng xương bằng thịt viết ra. Tuy sử dụng công cụ là máy tính, song tất cả ý tưởng đều xuất phát từ bộ óc hữu cơ. Nhưng trong tương lai, con người có thể nhường công việc viết lách này lại cho những “nhà văn robot”.

Bạn có thể chấp nhận ý tưởng về robot trong các lĩnh vực vừa kể trên, nhưng không thể tiêu hóa nổi việc robot có thể “làm càng” trong văn trường? Hãy nghĩ lại xem, các phần mềm xử lý văn bản ngày nay vẫn tự động tìm và sửa các lỗi chính tả hay văn phạm của chúng ta. Ngôn ngữ của con người chỉ là những dữ liệu được mã hóa, chẳng qua cũng chỉ là một chuỗi các ký hiệu hàm chứa ý nghĩa mặc định nào đó, và nếu được sắp xếp liên tiếp nhau sẽ tạo ra câu, đoạn,…từ đơn giản như một đoạn đối thoại đến phức tạp như những luận cứ mang tính triết học.

Trí thông minh nhân tạo hiện nay tuy chưa đủ sức để làm chủ được mê cung ý nghĩa của ngôn từ, nhưng chúng ta đã tạo ra được những phần mềm tái tạo văn bản có khả năng tạo ra những đoạn hội thoại có logic, những bài thơ hay những câu chuyện đơn giản. Thậm chí, từ năm 1952, nhà khoa học máy tính người Anh – Christopher Strachey - đã lập trình chiếc máy tính Mark One có khả năng sáng tác thơ tình từ một cơ sở dữ liệu bao gồm những ngôn từ lãng mạn.
Vì vậy, không có gì là khó tưởng tượng khi trong tương lai bạn sẽ ra nhà sách và tìm đọc một tác phẩm văn học do một “nhà văn robot” sáng tác.

Đại sứ của Trái đất

Phi hành gia robot của NASA (trái) và phi hành gia “bình thường”

Trong lĩnh vực nghiên cứu không gian, robot đã lấn át con người vì chúng mới thực sự được tiếp cận và quan sát môi trường ngoài Trái đất một cách trực tiếp. Những thiết bị thăm dò như Rover hay Lander đã “đặt chân” đến sao Hỏa, sao Kim, mặt trăng Titan của sao Mộc, hay thậm chí là tiếp cận bề mặt của một số thiên thể và sao chổi. Thiết bị thăm dò Voyager 1 được phóng vào không gian năm 1977 hiện là thiết bị nhân tạo hoạt động ở xa Trái đất nhất, hiện nó vẫn đang đi xa khỏi Hệ Mặt trời với tốc độ năng lượng quỹ đạo riêng lớn hơn bất kỳ một tàu vũ trụ nào khác.

Con người, với những giới hạn về thể chất, không thể tồn tại lâu ngoài không gian nếu không có các thiết bị bảo hộ đặc biệt; trong khi đó robot lại hoàn toàn có khả năng chịu đựng được điều kiện vô cùng khắc nghiệt đó, hơn nữa chúng có thể hoạt động trong nhiều chục năm liền mà không biết đến mệt mỏi. Với những tiến bộ trong công nghệ, trong tương lai robot chắc chắn sẽ tiếp  tục thống lĩnh “sân chơi” ngoài không gian; và nếu có tình cờ có cuộc tiếp xúc với những sinh vật ngoài Trái đất, chắc chắn robot sẽ đóng trọn vai trò là “đại sứ thiện chí” đến từ Trái đất.

Robot dạy học

Học sinh tại trường Tiểu học Kudan ở Tokyo trong một giờ học đặc biệt của “cô giáo” robot Saya (2009).

Bạn quả quyết rằng làm gì có chuyện máy móc lại dạy dỗ con người? Nhưng nếu bạn đã từng tham gia một khóa học trên mạng hay làm một bài trắc nghiệm trên máy tính thì xin “chia buồn” với bạn, bạn đã “nhúng tay” vào một trong các kiểu giao tiếp và học tập với robot. Nhưng liệu có viễn cảnh một ngày nào đó những thầy/cô giáo bằng máy tiến vào lớp học và “gõ đầu” những đứa trẻ hiếu động?

Đối với giáo sư Hiroshi Kobayashi thuộc trường Đại học Khoa học Tokyo thì đó không phải là viễn cảnh mà đã là hiện thực. Năm 2009, Kobayashi đã phát triển và giới thiệu một cô giáo robot dạy một lớp tiểu học với các học sinh là những đứa trẻ bình thường. Saya có thể nói chuyện bằng bất cứ ngôn ngữ nào, xoay đầu và trả lời các câu hỏi. Cô hiện nói được khoảng 300 nhóm từ và có vốn từ vựng 700 từ.

Dù các thầy/cô giáo “bằng xương bằng thịt” vẫn là nhân tố quan trọng không thể thay thế trong ngành giáo dục, nhưng với sự phát triển không ngừng của các cỗ máy thông minh thì khả năng robot tham gia vào các lớp học là điều hoàn toàn có thể tưởng tượng được.
(Nguồn: Theo Vietnamnet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Xe máy mới thân thiện môi trường (12/8/2011)
Len chống lửa (12/8/2011)
Lưỡi điện tử phân biệt được loại rượu vang cava (3/8/2011)
Einstein đã đúng khi nói thời gian giãn nở (1/8/2011)
Thiết bị điều chỉnh âm thanh theo hướng (30/7/2011)
PC chạy bằng năng lượng mặt trời (26/7/2011)
Áo điều hòa’ hút hàng ở Nhật Bản (25/7/2011)
Tạo ra điện từ nhiệt của cơ thể (24/7/2011)
Phát minh mới: Máy đọc ý nghĩ (23/7/2011)
Chiếc giường giúp bệnh nhân bớt đau đớn  (18/7/2011)
Cách thức mới để tạo ra phản vật chất (17/7/2011)
Phát minh hợp kim siêu đàn hồi mới  (6/7/2011)
Bút vẽ ra mạch điện trên giấy  (4/7/2011)
Robot có làn da nhạy cảm như người (4/7/2011)
Xem robot trổ tài họa sĩ (22/6/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt