Việc
tăng tuổi thọ của pin luôn là một vấn đề nóng hổi trong nền công nghiệp
truyền thông. Ngày nay, những nhu cầu như lướt web, chơi game, và kiểm
tra e-mail gần như đã trở thành không thể thiếu đối với nhiều người dùng
“dế”. Và hầu hết người sử dụng di động đều mong muốn tuổi thọ của pin sẽ được cải thiện.
Và tuổi thọ của pin dành cho các thiết
bị truyền thông, nhất là smartphone có thể được cải thiện mạnh mẽ nhờ sự
giúp đỡ của giáo sư Kang Shin và nghiên cứu sinh Xinyu Zhang thuộc
trường đại học Michigan (Mỹ).
Nhờ firmware E-MiLi,
điện thoại sẽ ở 1 chế độ chờ khi nó không được sử dụng. Khi ở trong
trạng thái này, thiết bị radio không dây sẽ chạy với tốc độ bằng 1/16
tốc độ bình thường, và chỉ trở lại trạng thái ban đầu khi tiếp nhận dữ
liệu.
Theo giáo sư, E-MiLi có khả năng cải
thiện tuổi thọ của pin dành cho các thiết bị di động tới 54%, và sẽ tiết
kiệm được 44% năng lượng.
“Quả táo khuyết” Apple cũng đã
nghiên cứu về tuổi tho của pin nhiều năm qua. Gần đây, hãng cho phép
thời gian nói chuyện có thể lên tới 7 giờ nếu sử dụng dịch vụ 3G, và 14
giờ nếu sử dụng 2G.
Theo dự kiến, thiết bị này có thể kéo
dài 300 giờ khi nạp điện riêng lẻ. Motorola gần đây đã đưa ra Droid
Bionic với gần 11 giờ nói chuyện. Theo dự kiến, nó có thể sử dụng trong
200 giờ.
Tuy nhiên, để công nghệ này ứng dụng được cho các thiết bị như iPhone hay Droid Bionic thì cần phải có 1 vài công đoạn nữa.
Theo Science Daily, ngoài phần mềm "processor-slowing”, firmware E-MiLi sẽ phải cài đặt bộ chip Wifi, sau đó gắn vào những chiếc di động.
Để cho E-MiLi hoạt động, phải có lệnh để mã hóa và mã số ấy có thể giải được nhờ thiết bị radio không dây trong chế độ “subconscious mode”. Điều này chỉ thực hiện được khi firmware được gắn đúng vị trí.
Trường đại học Michigan đã ứng dụng
thiết bị này trong công nghiệp, và có kế hoạch chuyển giao phát minh này
cho những nhà chế tạo chipset. Tuy nhiên, thời gian cụ thể vẫn chưa
được công bố.