banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Robot tiêu diệt sứa
(www.phatminh.com) Các kỹ sư môi trường Hàn Quốc vừa tạo ra loại robot có khả năng bắt và tiêu diệt sứa, sau khi xảy ra nhiều vụ sứa tấn công gây hại cho con người và các loài sinh vật biển.

Hệ thống Robot Loại bỏ Sứa (JEROS) là thiết bị được các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Cao Hàn Quốc (KAIST) phát triển, có khả năng bắt gọn và tiêu diệt các đàn sứa, Discovery News đưa tin.

Myung Hyun, giáo sư nghiên cứu về robot bắt đầu nghiên cứu hệ thống bắt sứa không sử dụng sự tác động của con người từ 3 năm trước, khi các vụ sứa tấn công dọc bờ biển phía đông nam của nước này diễn ra liên tục. 

Robot JEROS nổi trên mặt nước, sử dụng đồng thời hệ thống GPS và camera để phát hiện những đàn sứa khi chúng xuất hiện. Những con robot sẽ tự động xác định hướng đi và hình thức bắt tối ưu. Động cơ đẩy gắn với mỗi con robot cho phép chúng di chuyển trong nước. Các lưới ngập nước sẽ dẫn đàn sứa về phía robot, nơi gắn một miếng chân vịt dùng để tiêu diệt sứa.

Các kỹ sư của KAIST cho biết những con robot đầu tiên có thể tiêu diệt khoảng 400 kg sứa trong một giờ. Trong khi đó những con robot phiên bản mới có thể thực hiện tương tự với 900 kg sứa trong cùng khoảng thời gian đó. 

Xúc tu sứa có thể kéo dài gần 2 m. Nọc độc chứa trong xúc tu cũng là một trong những loại nọc độc dễ gây chết người nhất trên thế giới. Sứa thường gây tác nghẽn các đường ống nước cần thiết để làm mát trong các nhà máy điện. Một nhà máy điện hạt nhân ở Thụy Điển hôm 30/9 phải đóng cửa vì bị một đàn sứa khổng lồ tấn công. 

Sứa gây ra nhiều thiệt hại cho ngành đánh bắt cá địa phương, nơi chúng làm tắc các lưới đánh bắt, ăn trứng cá và ăn cả những loài sinh vật phù du vốn là thức ăn của cá.

Loài sứa cũng tàn sát nhiều loài sinh vật biển. Năm 2007, một vụ sứa tấn công ở Ireland đã làm chết ngạt 100.000 con cá hồi.

(Nguồn: Vnexpress.net )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thủy tinh thông minh (19/9/2013)
Sinh viên thiết kế ăngten tự động  (16/9/2013)
Phát minh ”độc” giúp con người “nhìn” bằng… tai (14/9/2013)
Điều khiển trực thăng bằng ý nghĩ (6/6/2013)
Dù khẩn cấp cho người làm việc trên nhà chọc trời (13/5/2013)
Vẽ bằng ngón tay trên thiết bị chạy Windows (6/5/2013)
Viễn cảnh côn trùng xâm lăng vũ trụ (5/5/2013)
Viễn cảnh của màn hình “lai” (5/5/2013)
Xe không người lái đa dụng (28/4/2013)
Hệ thống năng lượng mặt trời kết hợp mới (28/4/2013)
TESTING (24/4/2013)
10 phát minh của NASA trong đời sống (24/4/2013)
Thiết bị thử máu dưới da siêu nhỏ (24/4/2013)
Áo thông minh đổi màu và hình dạng theo cử động (24/4/2013)
Máy giặt không cần dùng... nước và xà phòng (24/4/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt