>>> Quy trình nhào nặn nên thủy tinh Thủy tinh với đặc tính thay đổi, có tên thủy tinh thông minh, được làm từ các tinh thể lỏng. Những tấm kính tự tối đã được sử dụng trong thiết kế vách ngăn văn phòng. Chỉ cần bấm nút là phòng họp hoặc góc làm việc được… đổi màu khi chủ nhân muốn có “góc riêng tư”. Ảnh: RIA Novosti
Bí mật của khả năng này nằm ở hợp chất hữu cơ đặc biệt đặt giữa hai tấm kính, là phần làm kính đổi màu. Kính có trạng thái trong suốt nếu không được cung cấp luồng điện. Nhưng chỉ cần nhấn công tắc bật là lớp kính ép bình thường sẽ chuyển sang màu xanh thẫm và trở nên tối đục. Khi điện tắt, kính mất màu và trở về trạng thái trong suốt thông thường. Các nhà khoa học Nga cho rằng, kính thông minh của họ sẽ rẻ hơn 10 lần các sản phẩm của đối tác nước ngoài, thậm chí sẽ cạnh tranh với cả các loại rèm kéo. Một hãng hàng không của Mỹ đã dùng loại kính này làm kính cửa sổ máy bay thay cho loại rèm kéo thông thường. Các nhà sản xuất xe hơi áp dụng kính thông minh cho gương hậu, giúp bảo vệ mắt trước những ánh đèn pha chói sáng. Tuy nhiên, các sản phẩm trên đều có giá thành cao. Một mét vuông kính thông minh trị giá khoảng 700 USD, nên các nhà khoa học Nga muốn điều chỉnh yếu tố giá. Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Moscow, ông Alexei Khokhlov, nói ưu thế kính thông minh của Nga là được chế tạo dựa trên các hợp chất phân tử hữu cơ. Đây phương pháp công nghệ cao hơn và rẻ hơn. |