banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Sinh viên thiết kế ăngten tự động
(www.phatminh.com) Sinh viên Lê Thành Đạt, khoa điện - điện tử Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đã phát triển thành công hệ thống ăngten tự động điều hướng dùng để thu sóng truyền hình phát trên các phương tiện thường xuyên di chuyển liên tục như tàu, xe, đặc biệt là thuyền đi biển.

Hiện nay nhu cầu xem truyền hình của người dân trên các phương tiện giao thông như tàu lửa, xe khách, đặc biệt là ngư dân trên tàu thuyền đi biển là rất lớn.

Trong khi việc thu tín hiệu truyền hình trên các phương tiện này chưa thực hiện được do sự thay đổi vị trí liên tục làm cho các loại ăngten cố định hiện nay không thể nhận sóng liên tục, làm tín hiệu bị ngắt quãng dẫn đến không xem truyền hình được.

Dễ dàng xem truyền hình

Hệ thống ăngten do Lê Thành Đạt phát triển gồm một chiếc hộp điều khiển có kích thước nhỏ tương đương với các loại đầu thu truyền hình kỹ thuật số phổ biến hiện nay và một ăngten có thể xoay theo lệnh từ hộp điều khiển.

Giao diện điều khiển rất đơn giản gồm một bàn phím nhập tọa độ và một màn hình LCD nhỏ để hiển thị các thông số truy nhập. Khi hoạt động, chiếc hộp sẽ tự động xử lý vị trí luôn thay đổi của phương tiện và “ra lệnh” cho ăngten luôn quay bộ phận nhận sóng chính về hướng có trạm phát tín hiệu truyền hình.

Sinh viên thiết kế ăngten tự động
Lê Thành Đạt và hệ thống ăngten tự động điều hướng thu sóng truyền hình cho tàu thuyền - (Ảnh: Đ.Thiện)

Khi tàu thuyền di chuyển qua các địa phận, vùng biển khác nhau, hệ thống cũng sẽ tự động điều hướng để thu nhận sóng từ phía ăngten có tín hiệu mạnh nhất, giúp việc xem các kênh truyền hình đảm bảo về chất lượng.

Người sử dụng cũng có thể kết hợp tự điều chỉnh thêm để chất lượng hình ảnh đạt độ tốt nhất.

Đạt đã thử nghiệm hệ thống của mình bằng cách cho kết nối với tivi và thay đổi liên tục vị trí của hệ thống ăngten để kiểm tra chất lượng tín hiệu truyền hình thu nhận được.

Kết quả hệ thống xử lý quá trình thay đổi vị trí liên tục rất nhanh và ăngten luôn xoay hướng nhận sóng về phía trạm phát tín hiệu truyền hình. Do đó tivi luôn thu được tín hiệu tốt từ đài truyền hình mong muốn.

Đạt tự tin cho biết: “Với hệ thống ăngten tự động điều hướng này, người dân có thể xem các kênh truyền hình dễ dàng. Đặc biệt những ngư dân thường xuyên đi biển có thể theo dõi, nắm bắt kịp thời các thông tin thời sự, giải trí phát trên sóng truyền hình ở VN”.

Tính ứng dụng thực tiễn rất cao

PGS.TS Hoàng Đình Chiến, khoa điện - điện tử Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, người đề xuất ý tưởng và hướng dẫn Lê Thành Đạt thực hiện đề tài, cho biết đã mất ba năm nghiên cứu về đề tài trên.

Ông nói hiện nay chưa thấy có bất kỳ đề tài hay nghiên cứu nào khác về việc xây dựng hệ thống thu sóng truyền hình cho người dân xem trên các phương tiện tàu thuyền.

Thầy Chiến tỏ vẻ rất tự hào khi nhận xét về sự thành công của học trò: “Đây là đề tài rất khó đối với một sinh viên vì tích hợp nhiều công nghệ khác nhau. Việc thực hiện đòi hỏi sinh viên phải nghiên cứu, tự học rất nhiều kiến thức từ các lĩnh vực như viễn thông, điện tử, cơ khí... Do đó, quá trình xây dựng hệ thống là không hề đơn giản dù được hướng dẫn. Đề tài có tính ứng dụng thực tiễn rất cao vì nước ta phương tiện tàu xe nhiều, đặc biệt là tàu thuyền đi biển rất lớn, nhu cầu theo dõi tin tức truyền hình của ngư dân hiện nay cũng rất lớn và quan trọng. Nếu đề tài được đầu tư để hoàn thiện và triển khai ứng dụng thực tiễn phục vụ người dân thì sẽ rất ý nghĩa!”.

(Nguồn: khoahoc.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Phát minh ”độc” giúp con người “nhìn” bằng… tai (14/9/2013)
Điều khiển trực thăng bằng ý nghĩ (6/6/2013)
Dù khẩn cấp cho người làm việc trên nhà chọc trời (13/5/2013)
Vẽ bằng ngón tay trên thiết bị chạy Windows (6/5/2013)
Viễn cảnh côn trùng xâm lăng vũ trụ (5/5/2013)
Viễn cảnh của màn hình “lai” (5/5/2013)
Xe không người lái đa dụng (28/4/2013)
Hệ thống năng lượng mặt trời kết hợp mới (28/4/2013)
TESTING (24/4/2013)
10 phát minh của NASA trong đời sống (24/4/2013)
Thiết bị thử máu dưới da siêu nhỏ (24/4/2013)
Áo thông minh đổi màu và hình dạng theo cử động (24/4/2013)
Máy giặt không cần dùng... nước và xà phòng (24/4/2013)
Mantis – robot người lái 2 tấn (24/4/2013)
Kiến lửa 'giải' toán siêu như người (24/4/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt