banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Rắn máy sục sạo trong nhà máy điện hạt nhân
(phatminh.com) Robot hình con rắn có thể thực hiện những nhiệm vụ khó khăn hoặc nguy hiểm đối với con người như kiểm tra nồng độ phóng xạ trong lò phản ứng hạt nhân hoặc chui vào không gian hẹp để cứu người.
Cánh tay máy hình con rắn có thể thực hiện những công việc khó khăn hoặc nguy hiểm đối với con người. Ảnh: CNN.
Robot hình con rắn có thể thực hiện những công việc khó khăn hoặc nguy hiểm đối với con người. Ảnh: Ảnh: OC Robotics.

CNN cho biết, robot hình con rắn là một trong những sản phẩm của OC Robotics, một công ty chế tạo robot tại Anh. Nó có thể uốn và thực hiện các cử động phức tạp khi được gắn vào một robot khác.

Cánh tay con người cử động nhờ những bó cơ lớn ở trên lưng, còn các dây gân nối các cơ với các khớp xương. Rob Buckingham, giám đốc điều hành của OC Robotics, nói rằng robot hình rắn được chế tạo dựa theo nguyên lý hoạt động của cánh tay người.

"Các motor điều khiển chuyển động của rắn máy được đặt trong thân của robot hỗ trợ, còn những sợi dây thép có chức năng giống như gân của người", Buckingham nói.

OC Robotics có thể chế tạo rắn máy với độ dài bất kỳ theo yêu cầu của khách hàng. Chiều rộng của nó sẽ được điều chỉnh tương ứng với chiều dài để đảm bảo hiệu quả hoạt động của nó.

"Quy tắc của chúng tôi là chiều dài của robot phải gấp 30 lần chiều rộng. Đó là tỷ lệ giúp nó hoạt động hiệu quả nhất", Buckingham tiết lộ.

Người sử dụng có thể gắn đèn, camera và nhiều thứ khác vào chóp của cánh tay máy. Ảnh: OC Robotics.
Người sử dụng có thể gắn đèn, camera và nhiều thứ khác vào chóp của cánh tay máy. Ảnh:OC Robotics.

Nhờ khả năng luồn lách trong những không gian chật hẹp, robot hình rắn sẽ đảm đương những công việc khó khăn hoặc nguy hiểm đối với con người - như cứu hộ động đất hay kiểm tra nguy cơ rò rỉ chất phón xạ. Người ta có thể gắn nhiều dụng cụ ở phần đầu của nó - như đèn, camera, cưa, mũi khoan, miếng gạc. Robot và các công cụ được điều khiển bởi một người thông qua máy tính.

Rắn máy của OC Robotics từng trình diễn khả năng kiểm tra và xử lý chất phóng xạ tại trụ sở của Sellafield, công ty chuyên tháo dỡ các nhà máy điện hạt nhân tại Anh. Giờ đây nhiều nhà máy điện hạt nhân đã thể hiện sự quan tâm đối với nó.

"Máy móc không thể thay thế hoàn toàn con người trong các nhà máy điện hạt nhân, song sự hiện diện của robot sẽ nâng cao mức độ an toàn của con người trong quá trình làm việc. Đó là tương lai của robot hình rắn", Buckingham tuyên bố.

(Nguồn: theo vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Robot có khả năng biến dạng (30/11/2011)
Cửa cuốn báo động khi có hỏa hoạn (30/11/2011)
Nga kích hoạt hệ thống cảnh báo tên lửa (30/11/2011)
Phương pháp mới phát hiện rượu giả  (6/11/2011)
3 người Đức phát minh ra thiết bị bay 16 cánh quạt, đa năng  (6/11/2011)
Chế tạo cảm biến giám sát lưu biến học trong quá trình sản xuất chất lỏng (28/10/2011)
Robot sẽ có da nhạy cảm như con người? (28/10/2011)
Xe bay ”sẽ xuất hiện trong vài năm tới” (28/10/2011)
Sử dụng plasma trong thiết kế pin (27/10/2011)
Thực hiện thành công ca cấy ghép gan bằng robot (27/10/2011)
Sản xuất nhiên liệu sinh học nhờ lò vi sóng (27/10/2011)
Nhật Bản “trình làng” robot gội đầu tiên tiến (26/10/2011)
Chế tạo thiết bị dò tìm hạt nhân hiệu quả hơn (26/10/2011)
Biến nước tiểu thành nhiên liệu tên lửa (26/10/2011)
Chơi game bằng ý nghĩ (26/10/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt