Những nhà sáng chế ra nó hy vọng rằng E-Volo
sẽ là thiết bị thay thế trực thăng thông thường trong một số trường hợp
nhất định chẳng hạn như thăm dò các đường ống hư hỏng, chụp ảnh, quay
phim, theo dõi giao thông…
Thomas Senkel một trong những kỹ sư trực
tiếp ngồi trên thiết bị bay E-Volo trong lần bay ra mắt đầu tiên cho
biết phát minh này có thể mang tính chất “cách mạng” trong lĩnh vực vận tải đường không.
3 nhà đồng sáng chế ra thiết bị bay
E-Volo thiết bị bay của họ khi được hoàn thiện có thể được sử dụng với
nhiều mục đích khác nhau như chụp ảnh đường không, cứu thương, do thám
và thậm chí chỉ để giải trí.
Nhóm sáng chế E-Volo đang giải quyết vấn
đề là làm sao để thời gian bay của thiết bị này có thể kéo dài hơn bởi
hiện nay nó đang sử dụng năng lượng từ các quả pin lithium-ion.
Hiện tại, thiết bị E-Volo chỉ có thể cất
cánh trong khoảng thời gian tối đa khoảng 20 phút. Trong tương lai, các
nhà chế tạo ra nó hy vọng nó có thể bay trong nhiều giờ đồng hồ nhờ
việc áp dụng thêm nhiều công nghệ mới.
Dự kiến chi phí cho một giờ bay của
thiết bị E-Volo sẽ mất khoảng 6 euro tiền điện. Nó có thể hạ cánh khẩn
cấp chỉ với 4 trong tổng số 16 động cơ cánh quạt nếu chẳng may gặp sự
cố.
E-Volo sẽ được nhất thể hoá với một phần
mền GPS và nhiều công nghệ hàng không khác để sớm hoàn thành và phục vụ
nhu cầu của người sử dụng.