banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Biến nước tiểu thành nhiên liệu tên lửa
(phatminh.com) Các nhà khoa học đã phát hiện một loại vi khuẩn có thể biến ammonium, vốn được tìm thấy trong nước tiểu, thành hydrazine - nhiên liệu dùng cho tên lửa đẩy.

Vi khuẩn anammox được phát hiện vào thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng mãi cho đến gần đây các nhà khoa học mới khám phá được khả năng phi thường của chúng. Nghiên cứu được công bố trên chuyên san khoa học Nature (Anh) số mới nhất cho biết, có thể tạo ra một phiên bản tốt và hiệu quả hơn của vi khuẩn nhằm biến chất thải của con người thành nhiên liệu cho tên lửa đẩy.

Mike Jetten, giáo sư vi trùng học tại Viện Nghiên cứu nước và đất ngập nước thuộc Đại học Radboud ở thành phố Nijmegen (Hà Lan), nói: “Chứng minh được điều này quả là một kỳ công. Chúng tôi phải triển khai một loạt phương pháp thử nghiệm mới. Cuối cùng, chúng tôi đã có thể cách ly phức hệ protein chịu trách nhiệm sản xuất hydrazine”.

Công trình nghiên cứu của giáo sư Jetten và các cộng sự lúc đầu thu hút sự chú ý của Cơ quan Hàng không - Không gian Mỹ (NASA) do vi khuẩn có thể giúp loại bỏ một cách an toàn chất thải trong không gian và biến nó thành nhiên liệu tên lửa. Tuy nhiên sự hào hứng của NASA có phần giảm đi do vi khuẩn đã không cung cấp một lượng hydrazine đủ đảm bảo thúc đẩy cuộc nghiên cứu. “Hiện chúng tôi đang cố gắng xác định chính xác cấu trúc tinh thể của phức hợp protein đã được tìm thấy. Tôi tin chúng tôi có thể cải tiến quy trình sản xuất nếu hiểu biết tường tận hơn về việc phức hợp protein gắn khít với nhau như thế nào”, Jetten nhấn mạnh.

Anammox hiện có thể phân hủy chất ammonia (“ổ chứa” ammonium) trong nước. Nó cũng có tiềm năng hoạt động như một loại nhiên liệu sinh học, làm sạch nước cống và cung cấp khí methane.

(Nguồn: Thanh Niên )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Chơi game bằng ý nghĩ (26/10/2011)
Ăng-ten vải không thấm nước  (26/10/2011)
Kiểm soát việc gia đình bằng công nghệ cao (26/10/2011)
Virus có khả năng phá hệ thống nhà máy điện, lọc dầu (21/10/2011)
Chó điện tử cứu người (18/10/2011)
Nhật chế tạo pin lithium-ion không cần đất hiếm (18/10/2011)
Không quân Đức trình làng máy bay gián điệp mới (18/10/2011)
Phát minh ra một loại vải diệt khuẩn khi phơi nắng (17/10/2011)
Robot sẽ biết ”suy nghĩ”? (17/10/2011)
Sự phát triển của vật liệu (15/10/2011)
Công nghệ mới trong hiển thị màu sắc trên màn hình (15/10/2011)
Xe tự động lái ở Anh (14/10/2011)
Phát hiện phóng xạ bằng iPhone (14/10/2011)
Dùng máy bay không người lái cho khảo cổ (14/10/2011)
FPT nghiên cứu vệ tinh giám sát biển Đông (13/10/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt