Đội
ngũ chuyên gia người Anh, dẫn đầu là Paul Thomas của Đại học
Loughborough, đang hoàn thiện nguyên mẫu chó điện tử, được thiết kế nhằm
hỗ trợ công tác cứu hộ nạn nhân thiên tai.
Chó điện tử hoạt động bằng cách ngửi để phát hiện những phân tử hóa học đặc thù do hơi thở con người phát ra.
Các nhà khoa học cho hay thiết bị của họ
có thể tìm thấy phân tử aceton và amoniac trong hơi thở của những người
tình nguyện tham gia cuộc nghiên cứu.
Theo đó, 8 cá nhân đã tự nhốt mình vào
một cái thùng lớn trong suốt 6 giờ, nhằm giả lập lại tình huống bị vùi
chôn trong lòng đất hoặc dưới đống đổ nát của các tòa nhà.
Hơi thở của họ được thu thập vào một ống
hình trụ có pha lẫn những vật chất thường thấy trong đống đổ nát, như
bê-tông và thủy tinh. Sau đó, chuyên gia Thomas ghi nhận lại các dạng
phân tử được chó điện tử ngửi ra được.
Tất nhiên, công cuộc nghiên cứu vẫn tiếp
diễn, do những vật liệu tại hiện trường trong thực tế không chỉ có
bê-tông và thủy tinh. Bên cạnh amoniac và acetone, thiết bị cảm ứng
(phần cấu tạo cơ bản của chó điện tử) cũng dò được carbon dioxide (CO2) và isoprene.
Ông Thomas cho biết các thiết bị cảm ứng hoạt động vô cùng hiệu quả, chỉ trong 1 giờ là tìm thấy được dấu tích của nạn nhân.
Hiện đội ngũ chuyên gia tiếp tục làm thêm nhiều thí nghiệm hơn nữa trong trường hợp những người tình nguyện bị “nhốt”
lâu hơn, nhằm xác định các hóa chất khác được thải ra khi con người
nhịn đói lâu ngày, cũng như hóa chất tìm thấy trong chất thải.