Đến nay, FTRI đã xây dựng 1 trạm thu tín hiệu tàu biển thử nghiệm tại Đà Nẵng và kết nối với máy chủ đặt tại Hà Nội.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu gồm 10 thành
viên của FTRI cũng đang gấp rút phát triển phần mềm cho người sử dụng để
thao tác với dữ liệu.
Theo anh Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng
Nghiên cứu không gian (F- Space) của Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT, thì
để việc nghiên cứu hệ thống vệ tinh giám sát tàu biển đạt hiệu quả cao
nhất, vấn đề đang được đặt ra là Việt Nam cần có sự đầu tư nhiều hơn về
công sức, tài chính phù hợp. Chính vì thế, để giải được bài toán này thì
việc đi theo hướng kêu gọi sự liên kết, hợp tác với các tổ chức quốc tế
để cùng xây dựng hệ thống và chia sẻ dữ liệu là một lời giải phù hợp.
Theo thông tin từ FTRI, vào ngày 15/10
tới đây, nhằm thúc đẩy hơn nữa vấn đề ứng dụng công nghệ vệ tinh giám
sát tàu biển, Viện cùng Đại học FPT, Tổ chức Hợp tác quốc tế về phát
triển vũ trụ (CANEUS International) sẽ phối hợp tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ vệ tinh giám sát tàu biển” tại Hà Nội.
Hội thảo sẽ bàn luận các vấn đề liên quan đến việc hiện thực hóa đề án “Sử dụng Chùm vệ tinh nhỏ giám sát tàu thuyền trên vùng biển Đông”
do FTRI và Đại học Uppsala (Thụy Điển) hợp tác cùng phát triển, góp
phần phòng chống những vụ xả dầu bất hợp pháp và hỗ trợ công tác tìm
kiếm cứu nạn trên biển dựa trên việc triển khai thử nghiệm dự án Khả
năng giám sát đối tượng LOD (Limited Objective Demonstration).
Ngoài việc trình bày về hiện trạng và
nhu cầu quản lý vùng biển Việt Nam, hội thảo cũng sẽ giới thiệu đề án
nghiên cứu chế tạo vệ tinh AIS của Viện Nghiên cứu công nghệ FPT, hệ
thống giám sát tàu biển của Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ…