Công nghệ này cũng có
thể được sử dụng ở các màn hình lớn hơn, trở thành các biển quảng cáo có
khả năng hấp thụ năng lượng hay các tấm năng lượng mặt trời dùng để
trang trí.
Jay Guo, giáo sư tại Đại học Michigan thuộc Cục Kỹ thuật Điện và Khoa
học máy tính, đã phát triển các thiết bị phản xạ bộ lọc màu quang điện
có thể chuyển đổi ánh sáng thành điện năng. Nghiên cứu vừa được công bố
trong ấn bản gần đây của ACS Nano.
Ông cho biết, trong màn hình LCD truyền thống chỉ có không tới 8% ánh
sáng của đèn nền thực sự được truyền tới mắt người xem, phần còn lại bị
hấp thụ bởi các bộ lọc màu và kính phân cực. “Ánh sáng được hấp thụ
này hoàn toàn là lãng phí và còn làm cho màn hình nóng lên, bạn có thể
cảm nhận được điều đó khi chạm tay vào màn hình. Tại sao chúng ta lại
không nghĩ đến việc hấp thụ số năng lượng này?”
Guo đã có chút thành công trong nghiên cứu của mình. Bộ lọc mới của
ông có thể chuyển đổi khoảng 2% năng lượng của phần ánh sáng bị lãng
phí, giúp tiết kiệm luợng điện năng tiêu thụ đáng kể.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra những bộ lọc mới bằng cách bổ sung thêm
các tế bào năng lượng mặt trời bán dẫn hữu cơ vào bộ lọc màu vừa có nét
thẩm mỹ vừa có kích thước siêu mỏng, tương tự như trong phòng thí nghiệm
mà Guo đã tạo ra hơn một năm trước đây. Bộ lọc này bao gồm các tấm kim
loại nano mỏng cách đều nhau có thể cộng hưởng, hấp thu và phản chiếu
ánh sáng của một màu sắc cụ thể. Màu sắc chỉ phụ thuộc vào số lượng
không gian giữa các khe hở. Với độ dày chỉ 200 nanomet, các bộ lọc mới
mỏng hơn 100 lần so với các bộ lọc màu truyền thống, hoàn toàn phù hợp
khi sử dụng trong các thiết bị màn hình màu siêu mỏng trong tương lai.
Hiện nay các trường đại học đang theo đuổi bảo vệ bằng sáng chế cho các sở hữu trí tuệ với bài báo có tiêu đề "Photonic Color Filters Integrated with Organic Solar Cells for Energy Harvesting." (Bộ lọc màu photon được tích hợp với các tế bào năng lượng mặt trời hữu cơ cho sự hấp thụ năng lượng). |