Pin mặt trời (nguồn internet)
Các nhà nghiên cứu trước đây đã thất bại trong nỗ lực tạo ra các
linh kiện điện tử tự lắp ráp. Trong các hệ thống lớn, trọng lượng có
thể được sử dụng để tạo thành sự tự lắp ráp và trong quá trình hóa học
hệ thống nano có thể sử dụng được, nhưng giữa hai mức độ, trong phạm
micro mét thì có nhiều khó khăn hơn. Để khắc phục những khó khăn,
Kneusel và Jacobs đã thiết kế một lớp mỏng chất nền dẻo cho tấm đồng
bằng cách phủ propylene-terephthalate (PET). Những vết lõm thông thường
cùng kích thước được khắc lên trên lớp PET và sau đó được nhúng trong
một bể hàn nhúng, ở đây lớp này được phủ đồng lộ sáng trong lúc khắc ăn
mòn.
Khi các pin được đặt trong một thùng chứa dầu và nước, chúng tự sắp
xếp thành một tấm tại ranh giới giữa các chất lỏng. Chất nền sau đó
được kéo lên một cách từ từ qua ranh giới như một băng tải và sau đó
một lớp dẫn điện được bổ sung thêm vào.
Hệ thống quy trình của các nhà khoa học có thể lắp ráp 62.000 pin,
mỗi pin mỏng hơn một sợi tóc người, và chỉ kéo dài trong 3 phút. Điều
này rất quan trọng nhằm tránh ô-xy hóa các bề mặt, giảm năng lượng bề
mặt và gây cản trở quá trình tự lắp ráp.
Nhóm nghiên cứu cho rằng có thể điều chỉnh phương pháp của họ cho
phù hợp với các thành phần nhỏ hơn và các thiết bị lắp ráp lớn hơn, và
có thể sử dụng kỹ thuật lắp ráp một cách kinh tế và nhanh chóng tất
cả các loại thiết bị điện tử chất lượng cao trên nhiều loại chất nền dễ
uốn hoặc khó uốn, kể cả các chất dẻo, chất bán dẫn hay kim loại. Hệ
thống này có thể được sử dụng trong một số ứng dụng như pin mặt trời,
màn hình video và các thiết bị bán dẫn nhỏ.
Sử dụng phương pháp này trong sản xuất pin mặt trời có thể giảm chi phí một cách đáng kể vì lượng silic cần thiết ít hơn. |