Công cụ tách này hiện chưa đủ mạnh mà có thể giúp tách biệt hydro
nhưng nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng, quy trình này sẽ được cải thiện
trong thời gian tới. Và nếu sự phân tách này hiệu quả thì H2 được tách
ra có thể được dùng làm khí đốt tự nhiên. Đặc biệt là chất này cháy
trong không khí không tạo ra muội đen gây ô nhiễm môi trường cũng như
gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, nó còn cung cấp nguồn
năng lượng giúp tạo ra điện năng hoặc cung cấp năng lượng để vận hành
các phương tiện cơ giới mà không tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Theo các chuyên gia, nước tương đối trơ nên việc tách H2 từ nước là
rất khó. Có một số chất xúc tác có thể hỗ trợ công việc trên, chẳng hạn
như dùng ánh sáng tia cực tím. Tuy nhiên, chất xúc tác này không ổn
định, việc phân huỷ kéo dài hoặc khó phân tách. Zhigang Zou
thuộc viện Công nghệ và Khoa học công nghiệp tiên tiến tại Tsukuba,
Nhật Bản và các đồng nghiệp thuộc nhóm nghiên cứu trên đã phát triển
một chất xúc tác khá vững bền và hiện chưa thấy có dấu hiệu nào về sự
biến đổi của chất này trong quá trình sử dụng. Nguyên liệu là metal
oxide (có khả năng tạo tách hydro và oxy trong nước dưới ánh sáng mặt
trời).
Ông Zou tin tưởng rằng, chất xúc tác này có thể phát huy được tác
dụng nếu có thể tăng được tiết diện tiếp xúc trên bề mặt hoặc chuyển
thành dạng xốp để không khí có thể chui qua bằng việc gắn kết với một
hợp chất hoá học khác. |