banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Năng lượng tái tạo Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Sử dụng sinh khối để sản xuất điện
(phatminh.com) Những nghiên cứu hợp tác gần đây giữa trường đại học Stanford và Viện nghiên cứu khoa học thuộc Đại học California đã chỉ ra rằng việc chuyển đổi sinh khối thành dạng năng lượng điện năng sẽ có lợi và mang lại hiệu quả hơn nhiều khi chyển sang các dạng nhiên liệu khác.

Những nghiên cứu được công bố gần đây đã cho thấy, việc sử dụng sinh khối để sản xuất điện trung bình sẽ có hiệu quả hơn 80% so với chuyển đổi sang các dạng nhiên liệu sinh học. Thêm vào đó việc chuyển đổi sang dạng điện năng sẽ có hiệu quả gấp 2 lần về mặt giảm phát thải khí nhà kính. Những nghiên cứu cũng ngụ ý rằng việc đầu tư vào các công nghệ sản xuất etanol thậm chí là dựa trên những quá trình mang lại hiệu quả nhất có thể là một định hướng sai lầm. Mặc dù nguồn nhiên liệu sinh khối khi đốt sẽ phát thải ra CO2 nhưng nhìn chung cả quá trình sẽ phát thải ít CO2 hơn là đốt các nhiên liệu hóa thạch bởi vì nếu tốc độ khai thác cùng với tốc độ tái tạo thì lượng sinh khối bổ sung sẽ hấp thụ những khí phát thải ra của quá trình trước.

Giáo sư Mark Jacobson, Khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường của Đại học Stanford đã thực hiện một nghiên cứu tương tự với mức độ sâu hơn liên quan đến tác động môi trường của các lựa chọn nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù ông không ủng hộ sử dụng năng lượng sinh khối ở cả mặt sản xuất điện năng cũng như chuyển hóa thành etanol, nhưng nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng chuyển đổi thành etanol không phải là một lựa chọn hiệu quá. Đốt cháy sinh khối không thực sự là một cách tốt nhất để sản xuất điện năng nhưng ít nhất hiệu quả hơn việc chuyển sang dạng nhiên liệu sinh học. Phương tiện di chuyển bằng động cơ điện có hiệu quả hơn phương tiện có động cơ đốt bằng etanol ít nhất 4 đến 5 lần. Điều này cũng được kiểm chứng qua các thí nghiệm với mô hình phân tích nhiên liệu sinh học (ERG Biofuel Analysis Meta-Model-EBAMM) của Đại học California, Berkeley. Mô hình phân tích áp dụng cho các loại xe điện và xe có động cơ đốt trong bằng nhiên liệu trên các lộ trình khác nhau như trong thành phố và trên đường quốc lộ. Mặc dù có lộ trình như nhau nhưng xe điện vận hành tốt hơn xe động cơ đốt trong bằng etanol.

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, có thể sẽ là sai lầm nếu đưa ra đối tượng nào là người thắng cuộc ở đây, không có phạm vi chung cho cả hai lựa chọn. Ở nơi mà cơ sở hạ tầng không có điều kiện để hỗ trợ cho việc phát triển xe điện thì thế hệ nhiên liệu sinh học thứ 2 có thể sẽ là lựa chọn duy nhất. Thêm vào đó nhiên liệu sinh học là một giải pháp khả thi cho ngành vận tải hàng không và vận tải hạng nặng mà hiện tại các loại pin điện chưa thể đáp ứng được.
(Nguồn: Technology Review )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Tái tạo ánh sáng Mặt trời - cuộc cách mạng trong tương lai (1/4/2016)
Trữ điện trong bóng khí sâu 55 mét dưới nước (30/12/2015)
Hướng đến kỷ nguyên của năng lượng tái tạo (16/12/2015)
GenShock - Công nghệ giảm xóc chủ động tái tạo năng lượng (16/12/2015)
Nhà máy điện kép gió và mặt trời (26/3/2014)
Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam (17/3/2014)
Cực quang Borealis chiếu sáng Vương quốc Anh (15/3/2014)
Sản xuất năng lượng điện từ tia hồng ngoại Trái Đất (12/3/2014)
Các nhà khoa học cải thiện pin tốt hơn (31/12/2013)
Bếp đun dùng năng lượng mặt trời (21/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Sản xuất nhiên liệu siêu sạch nhờ plasma (5/7/2011)
Biến khí CO2 thành khí đốt tự nhiên (5/7/2011)
Khí H2S có thể tạo năng lượng điện vô tận (5/7/2011)
Tách hydro từ nước – Nhiên liệu tương lai (5/7/2011)
Nhiên liệu không gian mới thân thiện môi trường (5/7/2011)
Hydro-năng lượng của tương lai (4/7/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Hướng đến kỷ nguyên của năng lượng tái tạo
Trữ điện trong bóng khí sâu 55 mét dưới nước
GenShock - Công nghệ giảm xóc chủ động tái tạo năng lượng
Bếp hoá khí sạch môi trường “Made in Vietnam”
Cực quang Borealis chiếu sáng Vương quốc Anh
Nhà máy điện kép gió và mặt trời
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt