Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Science.
Hiệu ứng này vốn đã được quan sát thấy
trước đây, nhưng các nhà nghiên cứu đã không xác định rằng nó là do một
hiệu ứng quang điện, theo Pablo Jarillo-Herrero, phó giáo sư vật lý tại
MIT.
Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu MIT phát hiện rằng khi chiếu ánh sáng trên một tấm graphene,
xử lý để có hai khu vực với tính chất dẫn điện khác nhau, tạo ra sự
khác biệt nhiệt độ, lần lượt phát sinh dòng điện. Độ chịu nhiệt của
Graphene không thích hợp để được chiếu sáng bằng một tia laser,
Jarillo-Herrero và các cộng sự nhận thấy: các điện tử của vật
liệu đang truyền tải dòng điện, được làm ấm bởi ánh sáng, nhưng các mạng
tinh thể của hạt nhân carbon hình thành xương sống của graphene vẫn còn
mát mẻ. Đây là sự chênh lệch về nhiệt độ bên trong vật liệu tạo ra
luồng điện. Cơ chế này, được gọi là :"nóng - vận chuyển", "hồi đáp", "là rất khác thường", Jarillo - Herrero nói.
Sức nóng chênh lệch như vậy đã được theo dõi trước đây, nhưng chỉ trong trường hợp rất đặc biệt: hoặc ở nhiệt độ ultralow
(đo bằng phần nghìn của một độ trên độ không tuyệt đối), hoặc khi vật
liệu nổ tung với năng lượng mãnh liệt từ một tia laser năng lượng cao.
Phản ứng này trong graphene, ngược lại, xảy ra trên một phạm vi rộng của
nhiệt độ lên đến nhiệt độ phòng, và với ánh sáng không mạnh hơn so với
ánh sáng mặt trời thông thường.
Giải thích cho phản ứng nhiệt bất thường này, Jarillo-Herrero nói rằng:
Bởi vì graphene, là chất liệu bền nhất được biết đến. Trong khi hầu hết
các vật liệu khác, khi có sự quá nhiệt, các điện tử sẽ truyền năng
lượng cho mạng tinh thể xung quanh chúng. Trong trường hợp của graphene,
tuy nhiên thật là khó khăn để làm điều này vì sức bền của vật liệu, có
nghĩa là nó cần có sự tác động của lượng năng lượng rất cao đủ để làm
rung động mạng tinh thể của hạt nhân carbon, chính vì vậy mà rất ít
nhiệt được các điện tử truyền cho mạng tinh thể xung quanh chúng.
Bởi vì hiện tượng này là mới, Jarillo-Herrero nói rằng: thật là khó để biết hết những ứng dụng tiềm năng có thể có được. "Công việc của chúng tôi chủ yếu là vật lý cơ bản", ông nói, nhưng cho biết thêm rằng "nhiều người tin rằng vật liệu graphene này có thể được sử dụng cho hàng loạt các ứng dụng khác nhau".
Nhưng cũng có một số gợi ý, ông nói: Graphene có thể là một bộ tách sóng quang tốt "bởi
vì nó tạo ra dòng điện theo một cách khác hơn so với các vật liệu khác
được sử dụng để phát hiện ánh sáng. Graphene cũng có thể dò tìm ánh sáng
trên một phạm vi năng lượng rất rộng", Jarillo-Herrero
nói thêm. Chẳng hạn, Graphene hoạt động rất tốt trong ánh sáng hồng
ngoại, điều mà các máy dò khác gặp khó khăn trong xử lý. Ưu điểm này
làm cho Graphene trở thành một thành phần quan trọng của các thiết bị từ
các hệ thống nhìn đêm như bộ cảm biến cải tiến của kính thiên văn thế
hệ mới.
Công trình nghiên cứu mới cũng cho thấy rằng: graphene có thể được sử
dụng trong việc phát hiện các phân tử sinh học quan trọng, chẳng hạn
như: chất độc, vật chủ truyền bệnh hoặc chất gây ô nhiễm thực phẩm, một
số trong các yếu tố này sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại khi bị chiếu
sáng. Graphene làm bằng cacbon tinh khiết và phong phú, có thể là một
loại vật liệu dò tìm rẻ hơn nhiều so với các chất bán dẫn đang được sử
dụng hiện nay thường bao gồm các chất liệu hiếm, đắt tiền.
Nghiên cứu này cũng cho thấy graphene có thể là một vật liệu rất hiệu
quả để thu thập năng lượng mặt trời, theo Jarillo-Herrero, bởi vì nó đáp
ứng một loạt các bước sóng, vật liệu quang điện điển hình là: giới hạn
tần số cụ thể, màu sắc, ánh sáng. Tuy nhiên, nghiên cứu nhiều hơn nữa sẽ
là cần thiết, Jarillo-Herrero nói thêm.
"Đây là giai đoạn phôi thai tuyệt đối của các bộ tách sóng quang graphene", Jarillo-Herrero nói. "Có nhiều yếu tố có thể làm cho nó tốt hơn hoặc nhanh hơn", đó sẽ là chủ đề của nghiên cứu sâu hơn.
Philip Kim, một giáo sư vật lý tại Đại
học Columbia, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết kết quả
của nghiên cứu này đại diện cho "tiến bộ cực kỳ quan trọng đối với các ứng dụng quang điện tử và thu hoạch năng lượng" dựa trên graphene. Philip Kim nói thêm rằng : nhờ vào kết quả của nghiên cứu này mà "bây
giờ chúng ta đã có sự hiểu biết tốt hơn về cơ chế làm cho các điện tử
trong graphene nóng lên, khi bị kích thích bởi ánh sáng".
Cùng với Pablo Jarillo-Herrero, tác giả
chính của bài báo là tiến sĩ thực tập Nathaniel Gabor, đồng tác giả bao
gồm: bốn sinh viên MIT, giáo sư vật lý Leonid Levitov, MIT và hai nhà
nghiên cứu tại Viện Quốc gia về Khoa học Vật liệu ở Tsukuba, Nhật Bản.
Nghiên cứu này đã được hỗ trợ bởi Cơ
quan Nghiên cứu Khoa học không quân, cùng với nguồn tài trợ từ Quỹ khoa
học Quốc gia và Quỹ Packard.