banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Năng lượng tái tạo Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Biến nước tiểu thành nhiên liệu tên lửa
(phatminh.com) Các nhà khoa học đã phát hiện một loại vi khuẩn có thể biến ammonium, vốn được tìm thấy trong nước tiểu, thành hydrazine - nhiên liệu dùng cho tên lửa đẩy.

Tên lửa đẩy Titan II của Mỹ sử dụng nhiên liệu hydrazine
Tên lửa đẩy Titan II của Mỹ sử dụng nhiên liệu hydrazine

Vi khuẩn anammox được phát hiện vào thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng mãi cho đến gần đây các nhà khoa học mới khám phá được khả năng phi thường của chúng. Nghiên cứu được công bố trên chuyên san khoa học Nature (Anh) số mới nhất cho biết, có thể tạo ra một phiên bản tốt và hiệu quả hơn của vi khuẩn nhằm biến chất thải của con người thành nhiên liệu cho tên lửa đẩy.

Mike Jetten, giáo sư vi trùng học tại Viện Nghiên cứu nước và đất ngập nước thuộc Đại học Radboud ở thành phố Nijmegen (Hà Lan), nói: “Chứng minh được điều này quả là một kỳ công. Chúng tôi phải triển khai một loạt phương pháp thử nghiệm mới. Cuối cùng, chúng tôi đã có thể cách ly phức hệ protein chịu trách nhiệm sản xuất hydrazine”.

Công trình nghiên cứu của giáo sư Jetten và các cộng sự lúc đầu thu hút sự chú ý của Cơ quan Hàng không - Không gian Mỹ (NASA) do vi khuẩn có thể giúp loại bỏ một cách an toàn chất thải trong không gian và biến nó thành nhiên liệu tên lửa. Tuy nhiên sự hào hứng của NASA có phần giảm đi do vi khuẩn đã không cung cấp một lượng hydrazine đủ đảm bảo thúc đẩy cuộc nghiên cứu. “Hiện chúng tôi đang cố gắng xác định chính xác cấu trúc tinh thể của phức hợp protein đã được tìm thấy. Tôi tin chúng tôi có thể cải tiến quy trình sản xuất nếu hiểu biết tường tận hơn về việc phức hợp protein gắn khít với nhau như thế nào”, Jetten nhấn mạnh.

Anammox hiện có thể phân hủy chất ammonia (“ổ chứa” ammonium) trong nước. Nó cũng có tiềm năng hoạt động như một loại nhiên liệu sinh học, làm sạch nước cống và cung cấp khí methane.

(Nguồn: Theo Thanh Niên )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Tái tạo ánh sáng Mặt trời - cuộc cách mạng trong tương lai (1/4/2016)
Trữ điện trong bóng khí sâu 55 mét dưới nước (30/12/2015)
Hướng đến kỷ nguyên của năng lượng tái tạo (16/12/2015)
GenShock - Công nghệ giảm xóc chủ động tái tạo năng lượng (16/12/2015)
Nhà máy điện kép gió và mặt trời (26/3/2014)
Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam (17/3/2014)
Cực quang Borealis chiếu sáng Vương quốc Anh (15/3/2014)
Sản xuất năng lượng điện từ tia hồng ngoại Trái Đất (12/3/2014)
Các nhà khoa học cải thiện pin tốt hơn (31/12/2013)
Bếp đun dùng năng lượng mặt trời (21/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Chuyển đổi CO2 thành nhiên liệu carbon (11/10/2011)
Cách tiếp cận mới để tạo ra điện từ ánh nắng mặt trời (11/10/2011)
Biến sóng biển thành điện với hiệu suất 99%  (11/10/2011)
Pin vi khuẩn tự sạc - nguồn cung hydrô dồi dào (28/9/2011)
Tua bin gió di động (20/9/2011)
Biến kính cửa sổ thành pin mặt trời  (6/9/2011)
Hải Quân Mỹ thử nghiệm hệ thống tự sinh năng lượng trên biển (24/8/2011)
Pin năng lượng mặt trời dạng dây nano (5/7/2011)
Nhiệt hạch - Nguồn năng lượng vô tận (5/7/2011)
Pin mặt trời tự lắp ráp (5/7/2011)
Pin mặt trời từ cây thuốc lá (5/7/2011)
Pin mặt trời (5/7/2011)
Công nghệ mới chuyển hóa khí thiên nhiên thành nhiên liệu lỏng  (5/7/2011)
Sử dụng sinh khối để sản xuất điện (5/7/2011)
Sản xuất nhiên liệu siêu sạch nhờ plasma (5/7/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Hướng đến kỷ nguyên của năng lượng tái tạo
Trữ điện trong bóng khí sâu 55 mét dưới nước
GenShock - Công nghệ giảm xóc chủ động tái tạo năng lượng
Bếp hoá khí sạch môi trường “Made in Vietnam”
Cực quang Borealis chiếu sáng Vương quốc Anh
Nhà máy điện kép gió và mặt trời
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt