banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Năng lượng hạt nhân Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đời sống
(www.phatminh.com) Thời gian qua, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã tích cực giúp đỡ Việt Nam thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật quốc gia trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và tư vấn cho Chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam.

Hỗ trợ Việt Nam triển khai chương trình điện hạt nhân

Kể từ khi Chính phủ Việt Nam ban hành Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 và đặc biệt là từ khi Việt Nam bắt đầu tích cực triển khai chương trình phát triển điện hạt nhân, IAEA đã chú trọng tài trợ cho Việt Nam các dự án nhằm giúp đỡ triển khai chương trình điện hạt nhân. Trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: xây dựng cơ sở hạ tầng điện hạt nhân, xây dựng văn bản pháp quy hạt nhân, các ứng dụng hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động liên quan đến chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Giai đoạn 2014-2015, IAEA phê duyệt tài trợ Việt Nam thực hiện 5 dự án cho các lĩnh vực: xây dựng cơ sở hạ tầng điện hạt nhân, xây dựng năng lực cơ quan pháp quy hạt nhân phục vụ việc quản lý nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp và y tế.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến cho biết, Việt Nam đã có bước tiến quan trọng trong hội nhập quốc tế về hạt nhân. Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước, công ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Trong 2 năm gần đây Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư bổ sung về thanh sát; Công ước bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân; Công ước chung về an toàn quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; hoàn thành chương trình chuyển đổi nhiên liệu hạt nhân độ giàu cao sang nhiên liệu độ giàu thấp tại lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.

Đặc biệt, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân năm 2010 tại Hoa Kỳ, năm 2012 tại Hàn Quốc và sắp tới tại Hà Lan vào năm 2014. Các hoạt động nêu trên đã được IAEA và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Chia sẻ về kế hoạch của IAEA trong việc giúp đỡ Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano cho biết, IAEA sẽ cử đoàn công tác, khảo sát, đánh giá gồm các chuyên gia hàng đầu thế giới tới Việt Nam để thảo luận các vấn đề như cơ sở hạ tầng, an toàn… Qua đó, IAEA sẽ biết Việt Nam cần gì và Việt Nam cũng có thể học hỏi chuyên gia quốc tế những kinh nghiệm tốt trong việc phát triển điện hạt nhân.

Kể từ năm 2000, thông qua các dự án TC-VIE, IAEA đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 7,2 triệu đô la Mỹ dùng để mua sắm thiết bị; thuê chuyên gia và đào tạo cán bộ. Lĩnh vực hoạt động được tài trợ cao nhất là ứng dụng công nghiệp và thủy văn đồng vị, tiếp theo là ứng dụng y tế; hóa học và bức xạ hạt nhân, ứng dụng nông nghiệp, phát triển chung trong ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Ứng dụng năng lượng nguyên tử vào đời sống

Thông qua quá trình hợp tác với IAEA, trong ứng dụng công nghiệp Việt Nam đã thực hiện xây dựng và nâng cấp phòng thí nghiệm ứng dụng phương pháp kiểm tra không phá hủy tại Trung tâm Đánh giá Không phá hủy. Cụ thể là kiểm tra các bộ trao đổi nhiệt ở các nhà máy nhiệt điện tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp nhận các phương pháp, quy trình công nghệ kiểm tra phục vụ chương trình phát triển điện hạt nhân.

Cùng với đó là tăng cường năng lực cho Phòng thí nghiệm chuẩn đo liều bức xạ và Phòng an toàn hạt nhân tại Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân nhằm đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh hạt nhân phục vụ cho chương trình ứng dụng năng lượng hạt nhân và chương trình điện hạt nhân của Việt Nam.

IAEA đã hỗ trợ cho các Phòng thí nghiệm thăm dò và xử lý quặng tại Viện Công nghệ xạ hiếm, đảm bảo năng lực nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật hạt nhân trong công tác thăm dò, phân tích xử lý quặng nâng cao năng lực thực hiện thẩm định kỹ thuật và tính khả thi cho sự phát triển của các nguồn tài nguyên uranium tại Việt Nam.

Đồng thời, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cũng tham gia các chương trình, dự án khác trong khuôn khổ hoạt động của IAEA như: Mạng An toàn hạt nhân Châu Á; Dự án về Chu trình nhiên liệu và lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới; Dự án thí điểm về tháo dỡ lò phản ứng nghiên cứu.

Trong y tế, từ năm 2000 đến nay, IAEA đã có những hỗ trợ thiết thực trong việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào y tế. Việt Nam đã tham gia dự án “Ứng dụng kỹ thuật gia tốc trong chữa trị y học”; “Nâng cấp dịch vụ y học hạt nhân giai đoạn năm”; “Thiết lập cơ sở máy gia tốc và Trung tâm y học hạt nhân và nghiên cứu”; “Giai đoạn 2 của dự án Thiết lập cơ sở máy gia tốc và Trung tâm y học hạt nhân và nghiên cứu”. Tổng số tiền tài trợ của IAEA cho mỗi dự án VIE vào khoảng 100.000 euro/năm.

Trong năm 2013, Việt Nam đã được Quỹ dầu lửa quốc tế (OFID) thông qua IAEA tài trợ thực hiện dự án “Thử nghiệm quy trình sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung “Một lần trong đời” với tổng kinh phí lên đến 413 nghìn đô la Mỹ.

Giai đoạn 2014–2015, Việt Nam tham gia “Củng cố năng lực nguồn nhân lực trong y học hạt nhân để cải thiện Quản lý ung thư bằng kỹ thuật Chụp cắt lớp bằng Positron/Chụp cắt lớp vi tính bằng tia X và Sản xuất máy gia tốc tròn mới”...

Thông qua hợp tác với IAEA, nhiều cán bộ, bác sỹ Việt Nam đã được đi đào tạo tại các cơ sở hạt nhân phát triển trên thế giới và nhận được nhiều máy móc, dụng cụ hiện đại cho y tế. Một trong những sự giúp đỡ đó được thể hiện bằng việc Ấn Độ hỗ trợ Bệnh viện Cần Thơ 01 máy xạ trị Cobalt 60 hiệu Bhabhatron II.

IAEA đã rất tích cực trong việc hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy những ứng dụng hạt nhân trong nông nghiệp. Việt Nam đã tham gia dự án “Tăng cường Chất lượng và Sản phẩm của Giống lúa đột biến thông qua chiếu xạ và các phương pháp liên quan” và dự án “Xử lý chống côn trùng hại quả Thanh Long xuất khẩu”. Trong giai đoạn 2014-2015, Việt Nam sẽ tham gia dự án “Tạo giống lúa mới bằng chiếu xạ để đối phó với biến đổi khí hậu và cải thiện hiệu suất sử dụng Nitrogen bằng cách ứng dụng Nitrogen-15 cho thực vật tại các vùng trồng trọt trọng điểm”. Tổng số tiền tài trợ của IAEA cho mỗi dự án vào khoảng 100.000 euros/năm.

Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia vào các dự án có nội dung chuyên môn cao như dự án “Phục hồi độ phì nhiêu của đất và tính bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp; “Ứng dụng chiếu xạ thực phẩm để đảm bảo An ninh, An toàn và Thương mại”; “Phương pháp tích hợp để cải thiện khả năng sinh sản của gia súc sử dụng vật liệu truyền thống và bảo vệ môi trường” và các dự án khác.

Đáng lưu ý, Việt Nam đã sản xuất được nhiều giống lúa đột biến bằng chiếu xạ có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất, phẩm chất cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường như giống DT10 của Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam. Hiện giống lúa này đã được trồng ở miền Bắc với diện tích khoảng 1 triệu ha (chiếm 33% diện tích trồng lúa thập kỷ 90); giống VND95-20 của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam là một trong 5 giống lúa xuất khẩu chủ lực với diện tích gần 200.000 ha. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng được mô hình phòng trừ diệt sâu bệnh hại quả Thanh Long góp phần giảm số lần phun thuốc, bón phân đúng liều lượng và tăng năng suất cây trồng.

Thông qua các dự án hợp tác với IAEA đã góp phần giúp Việt Nam giải quyết được những khó khăn trước mắt và mang lại nhiều lợi ích. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho dự án điện hạt nhân đầu tiên, các dự án tài trợ của IAEA đã hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân…

(Nguồn: Theo NASATI )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới (16/12/2015)
Triển vọng phát triển điện hạt nhân thế giới năm 2015 (16/12/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tìm giải pháp bền vững cho an ninh hạt nhân (25/3/2014)
Nhật sẽ tái khởi động lò hạt nhân an toàn (14/3/2014)
VN sẽ chọn công nghệ điện hạt nhân tiên tiến nhất  (24/8/2012)
Iran làm giàu uranium gần tới cấp độ sản xuất vũ khí hạt nhân (26/5/2012)
Điện hạt nhân được quan tâm tại VE Expo 2012 (18/5/2012)
Triều Tiên lại xây lò phản ứng nguyên tử (17/5/2012)
KEPCO ra thời gian biểu an toàn cho nhà máy điện (10/4/2012)
Rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân ở Pháp (7/4/2012)
Camera ”đo” mức độ nhiễm phóng xạ (2/4/2012)
Phóng xạ ở Fukushima 1 lên mức cực kỳ nguy hiểm (29/3/2012)
Nhật tìm cách giảm mức phóng xạ ở Fukushima (27/3/2012)
Giấc mơ hạt nhân dang dở của Philippines (15/2/2012)
Mỹ thí điểm điện hạt nhân  (13/2/2012)
Thủ tướng: ’Việt Nam quyết tâm làm điện nguyên tử’ (12/1/2012)
Lại rò rỉ nước phóng xạ tại nhà máy Fukushima 1 (12/1/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Triển vọng phát triển điện hạt nhân thế giới năm 2015
Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới
Tìm giải pháp bền vững cho an ninh hạt nhân
Nhật sẽ tái khởi động lò hạt nhân an toàn
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đời sống
Iran làm giàu uranium gần tới cấp độ sản xuất vũ khí hạt nhân
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt