banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Năng lượng hạt nhân Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Điện hạt nhân được quan tâm tại VE Expo 2012
(www.phatminh.com) Sau thảm họa Fukushima tại Nhật Bản năm ngoái, vấn đề an toàn cho Ninh Thuận 2 được đặc biệt quan tâm tại Hội thảo và Hội chợ Quốc tế về Phát triển năng lượng Việt Nam lần thứ 4 - VE Expo 2012.

Trong buổi gặp gỡ báo chí bên thềm VE Expo 2012, đại diện của tập đoàn Hitachi đã giới thiệu công nghệ lò nước nhẹ kiểu sôi tiên tiến (ABWR) trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Với tư cách là nhà tài trợ kim cương cho VE Expo 2012, Hitachi mang tới một mô hình nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra, khách tham quan còn có thể quan sát lò phản ứng hạt nhân bằng cách sử dụng loại kính đặc biệt áp dụng công nghệ 3D, tạo nên cách trình diễn mới.

Ông Junichi Kawahata - Phó tổng giám đốc bộ phận dự án hạt nhân, công ty hệ thống điện Hitachi đã trình bày các ưu điểm của công nghệ ABWR thuộc thế hệ 3+, vốn là lò nước sôi tiên tiến nhất thế giới, được tư vấn sử dụng cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2020. Hiện nay, 4 tổ máy ABWR đang được xây dựng tại Nhật Bản do Hitachi quản lý.

Ông Junichi Kawahata - Phó Tổng
 Giám đốc bộ phận dự án hạt nhân, công ty hệ thống điện Hitachi
Ông Junichi Kawahata - Phó Tổng Giám đốc bộ
phận dự án hạt nhân, công ty hệ thống điện Hitachi

Vị đại diện của Hitachi cũng nhấn mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân Việt Nam. Công nghệ ABWR đã được chuẩn hóa nên khi đưa vào nước ta sẽ không đòi hỏi quá cao về năng lực vận hành. Tuy vậy, để có được đội ngũ nhân lực đạt đủ tiêu chuẩn cần ít nhất 3 năm đào tạo. Tức là từ 2016, thậm chí sớm hơn đã phải triển khai đào tạo. Hiện nay, tập đoàn đã ký kết thỏa thuận phối hợp đào tạo với trường Đại học Bách Khoa và Đại học Điện lực từ năm 2011. Hitachi muốn bản địa hóa những công nghệ của họ thành công nghệ của người Việt Nam.

Ngoài việc cử các giảng viên và chuyên gia sang Việt Nam dạy học, công ty còn có chương trình học bổng hàng năm cho 4 sinh viên xuất sắc sang Nhật học tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Tokyo. Hơn nữa, Chính phủ Nhật Bản và các hiệp hội học thuật cũng có chương trình đào tạo điện hạt nhân. Công ty sẽ tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo của riêng mình đồng thời phối hợp với các cơ quan, tổ chức giáo dục đó để đào tạo nguồn nhân lực ngành điện hạt nhân tại Việt Nam trong tương lai. Tập đoàn năng lượng đến từ Nhật Bản cam kết sẽ cố gắng giảm đơn giá xây dựng cho mỗi 1kw xuống mức tối thiểu.

Cận cảnh công nghệ ABWR.
Cận cảnh công nghệ ABWR.

Trong sơ đồ điện 7 mà Chính phủ công bố năm ngoái, cuối năm 2020 tổ máy Ninh Thuận sẽ đi vào hoạt động. Tức là Hitachi phải bắt tay vào xây dựng từ năm 2017. Điện hạt nhân là một lĩnh vực đặc thù nên mỗi công đoạn đều phải xin giấy phép của Chính phủ. Tính toàn bộ thời gian làm thủ tục cấp phép, thẩm định mất 3 năm. Ngoài điện hạt nhân, Hitachi cũng quan tâm đến lĩnh vực năng lượng tái tạo.

(Nguồn: KH )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới (16/12/2015)
Triển vọng phát triển điện hạt nhân thế giới năm 2015 (16/12/2015)
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đời sống (4/4/2014)
Tìm giải pháp bền vững cho an ninh hạt nhân (25/3/2014)
Nhật sẽ tái khởi động lò hạt nhân an toàn (14/3/2014)
VN sẽ chọn công nghệ điện hạt nhân tiên tiến nhất  (24/8/2012)
Iran làm giàu uranium gần tới cấp độ sản xuất vũ khí hạt nhân (26/5/2012)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Triều Tiên lại xây lò phản ứng nguyên tử (17/5/2012)
KEPCO ra thời gian biểu an toàn cho nhà máy điện (10/4/2012)
Rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân ở Pháp (7/4/2012)
Camera ”đo” mức độ nhiễm phóng xạ (2/4/2012)
Phóng xạ ở Fukushima 1 lên mức cực kỳ nguy hiểm (29/3/2012)
Nhật tìm cách giảm mức phóng xạ ở Fukushima (27/3/2012)
Giấc mơ hạt nhân dang dở của Philippines (15/2/2012)
Mỹ thí điểm điện hạt nhân  (13/2/2012)
Thủ tướng: ’Việt Nam quyết tâm làm điện nguyên tử’ (12/1/2012)
Lại rò rỉ nước phóng xạ tại nhà máy Fukushima 1 (12/1/2012)
Đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân tại Việt Nam (10/1/2012)
Nga tăng cường an toàn nhà máy điện hạt nhân (30/12/2011)
Cần 40 năm để đóng nhà máy điện hạt nhân Nhật (22/12/2011)
Nhà máy điện hạt nhân vào năm 2014, nên chưa? (17/12/2011)
Chính thức đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Fukushima (17/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Triển vọng phát triển điện hạt nhân thế giới năm 2015
Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới
Tìm giải pháp bền vững cho an ninh hạt nhân
Nhật sẽ tái khởi động lò hạt nhân an toàn
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đời sống
Iran làm giàu uranium gần tới cấp độ sản xuất vũ khí hạt nhân
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt