banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Câu chuyện khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Động đất sinh ra... vàng
(www.phatminh.com) Nước tại các đứt gãy bốc hơi trong suốt quá trình diễn ra động đất, tạo ra các trầm tích vàng, theo báo cáo trên chuyên san Nature Geoscience.


Các chuyên gia của Đại học Queensland (Úc) đã rút ra kết luận trên bằng cách dùng mô hình phân tích cơ chế định lượng về sự liên hệ giữa vàng và thạch anh, vốn được phát hiện tại nhiều mỏ vàng trên thế giới.

Trưởng nhóm nghiên cứu, chuyên gia vật lý học địa cầu Dion Weatherley cho hay khi một trận động đất xảy ra, nó di chuyển dọc theo đứt gãy trên mặt đất. Các đứt gãy lớn thường có nhiều đường rạn nhỏ dọc theo chiều dài của chúng, được kết nối bằng các khoảng trống hình tam giác. Nước thường đóng vai trò bôi trơn các đứt gãy và những khoảng trống này. Khoảng 10 km tính từ bề mặt trái đất, ở điều kiện nhiệt độ và áp suất khủng khiếp, nước mang theo hàm lượng cao carbon dioxide, silica và những nguyên tố có giá trị kinh tế cao như vàng.

 
Các mỏ vàng vẫn nằm đâu đó bên dưới bề mặt trái đất - Ảnh: Heritage Auctions

Trong một trận động đất, vùng đệm của đứt gãy đột ngột mở toang, tương tự hành động dỡ nắp nồi của lò hầm áp suất. Nước bên trong sẽ lập tức bốc hơi và để lộ ra thạch anh và vàng trên các bề mặt gần đó, theo đồng tác giả cuộc nghiên cứu Richard Henley của Đại học Quốc gia Úc tại Canberra. Thậm chí các cơn địa chấn nhỏ hơn 4 độ Richter cũng có thể kích hoạt sự bốc hơi nhanh chóng này. Trước nay, giới chuyên gia từ lâu đã nghi ngờ về tình trạng áp suất giảm đột ngột có thể là nguyên nhân dẫn đến các kho khoáng sản vàng khổng lồ cũng như làm lộ ra những đứt gãy cổ đại. Và nghiên cứu mới của Úc đã chứng thực được những nghi ngờ trên, theo Jamie Wilkinson, nhà hóa học địa chất của Đại học Hoàng gia London (Anh) trả lời trang tin OurAmazingPlanet.

Theo đánh giá, khối lượng vàng để lại sau mỗi trận động đất nhỏ là không bao nhiêu, nhưng nếu xảy ra tại những khu vực như đứt gãy Alpine của New Zealand thì lại khác. Được liệt vào một trong những đứt gãy lớn nhất thế giới, đứt gãy Alpine mỗi khi chuyển mình ước tính có thể để lại một kho khoáng sản vàng tương đương với 100.000 năm tích tụ. Vàng dạng này là nguồn gốc của một số mỏ vàng nổi tiếng thế giới, chẳng hạn như các bãi đãi sỏi tìm vàng vào thế kỷ 19 kích hoạt những làn sóng săn vàng ở California và Klondike. Tuy nhiên, động đất không phải là thảm họa thiên nhiên duy nhất mang vàng đến “bù lỗ” cho con người. Núi lửa và hoạt động bơm dưới lòng đất cũng tạo ra nguồn kim loại quý hiếm cho trái đất.

Trong cuộc trường chinh khai thác vàng, con người đã lôi lên khỏi mặt đất hơn 188.000 tấn, và hầu như làm cạn kiệt mọi mỏ dễ tiếp cận nhất, theo Hội đồng Vàng thế giới. Do vậy, hiểu được cơ chế sinh vàng có thể giúp các công ty khai khoáng tìm kiếm những mỏ vàng mới.


(Nguồn: Hạo Nhiên )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh (11/1/2016)
Câu chuyện về CRISPR: Từ vi khuẩn đến phát kiến vĩ đại của thế kỷ 21 (16/12/2015)
Tìm thấy mộ ’người đẹp mộng mơ’ 2.000 năm chứa đầy châu báu (12/6/2015)
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein (12/6/2014)
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người (8/4/2014)
Những điều chưa biết về Einstein (24/3/2014)
Thiết bị định vị khẩn cấp của máy bay (17/3/2014)
Những nhà khoa học nữ bị lãng quên (14/3/2014)
Nga sẽ giao công nghệ hạt nhân hiện đại nhất cho Việt Nam (31/12/2013)
Stephen Hawking - Tiểu sử và các cột mốc quan trọng trong cuộc đời ông (22/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thợ săn thiên thạch (18/3/2013)
Công nghệ xâm nhập não người (17/3/2013)
Người Neanderthal tuyệt chủng vì mắt quá to? (14/3/2013)
Khoa học Việt Nam đứng trước cơ hội chưa từng có (11/3/2013)
Đã tìm được Adam? (11/3/2013)
Tìm ra chất biến mặt bà già thành thiếu nữ (9/3/2013)
Phát hiện sự sống kỳ lạ dưới băng Nam Cực (9/3/2013)
Việt Nam sẽ có bảo tàng khoa học đầu tiên (8/3/2013)
Sạc pin siêu tốc (4/3/2013)
Cá sấu săn khủng long (4/3/2013)
Nghiên cứu não ma mút (27/2/2013)
Lý do tháng hai chỉ có 28 hoặc 29 ngày (25/2/2013)
Mỹ thả ’bom chuột’ diệt rắn (25/2/2013)
5 ý tưởng cứu trái đất khỏi thảm họa thiên thạch (25/2/2013)
Vì sao ”của quý” rái cá đực ngày càng nhỏ? (25/2/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xây dựng bảo tàng dưới nước ở châu Phi
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người
Những điều chưa biết về Einstein
Tìm thấy mộ 'người đẹp mộng mơ' 2.000 năm chứa đầy châu báu
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt