banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Câu chuyện khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
5 ý tưởng cứu trái đất khỏi thảm họa thiên thạch
(www.phatminh.com) Thế giới đang "nóng" dần lên với những kế hoạch xây dựng hệ thống diệt thiên thạch khi nó đang tiến vào trái đất, sau sự cố vật thể này rơi tại Nga vừa qua.



Những mảnh thiên thạch vỡ còn sót lại trên dãy núi Urals, Nga, được đưa đi kiểm nghiệm. Ảnh:China Daily
Những mảnh thiên thạch vỡ còn sót lại trên dãy núi Urals sau vụ nổ ở Nga ngày 15/2, được đưa đi kiểm nghiệm. Ảnh: China Daily.

Sử dụng vũ khí hạt nhân

Một vụ nổ hạt nhân có thể khiến thiên thạch thay đổi quỹ đạo, từ đó sẽ không va vào trái đất. Theo giới khoa học, lực tác động của một vụ nổ hạt nhân có thể làm "bốc hơi" bề mặt của thiên thạch, "giải phóng" ra những mẩu thiên thạch nhỏ, ít nguy hại hơn trong không gian.

Đây là giải pháp nhiều người cho là khả khi nhất trong các biện pháp diệt thiên thạch đưa ra bởi công nghệ tên lửa và hạt nhân đều có sẵn.

Lá chắn động lực

Nhiều người cho rằng một vụ nổ hạt nhân có vẻ như hơi "to tát", thay vào đó ta có thể sử dụng "lá chắn động lực" của Cơ quan Vũ trụ và Hàng không Mỹ (NASA) thay đổi quỹ đạo bay của thiên thạch, bằng cách tạo ra một vụ va chạm với nó, tuy không đủ mạnh để phá vỡ thiên thạch này.

Theo Space, một tác nhân với tốc độ 1,6 km/h đủ để đẩy thiên thạch ra xa khỏi quỹ đạo của nó một khoảng là 273.500 km nếu như chúng ta thực hiện vụ va chạm này 20 năm trước khi nó va vào trái đất.

Sơn một phần thiên thạch

Cách này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng lại khá hiệu quả nếu tính đến khả năng bức xạ tia sáng mặt trời của những vật liệu sáng và tối màu. Nhờ sự thay đổi trong khả năng bức xạ, thiên thạch sẽ bị tác động để bay theo một quỹ đạo khác.

Phản chiếu năng lượng mặt trời vào thiên thạch

Nhiều người nghĩ đến khả năng sử dụng năng lượng mặt trời làm thay đổi hướng bay của thiên thạch.

Chúng ta có thể gửi một tàu vũ trụ mang theo tấm phản chiếu năng lượng mặt trời lên bề mặt thiên thạch. Hệ thống này sẽ phản chiếu tia bức xạ mặt trời và đẩy thiên thạch ra xa đích ban đầu.

Tuy nhiều nhà khoa học tỏ ra nghi ngờ khả năng thực thi của ý tưởng trên, nhưng nó cũng là một ý tưởng khôn ngoan.

Sử dụng gương

Nhiều nhà khoa học đưa ra ý tưởng sử dụng hệ thống gương để tập trung năng lượng mặt trời, thiêu đốt một phần bề mặt thiên thạch, khiến nó thay đổi trọng lượng, từ đó thay đổi quỹ đạo bay.

Phương pháp này khá giống với quy tắc hoạt động của DE-STAR. Hệ thống hoạt động như sau: DE-STAR sử dụng những tấm thu năng lượng mặt trời biến nó thành dòng laser pha. Dòng laser sau đó chuyển thành dòng laser đơn lẻ, tiêu diệt thiên thạch. Nếu như thiên thạch quá lớn, DE-STAR có thể khiến nó chuyển hướng, không đâm vào trái đất. Một trong những điểm cộng của dự án trên là nó hoạt động dựa trên một công nghệ hiện nay có sẵn.


(Nguồn: Kiến thức )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh (11/1/2016)
Câu chuyện về CRISPR: Từ vi khuẩn đến phát kiến vĩ đại của thế kỷ 21 (16/12/2015)
Tìm thấy mộ ’người đẹp mộng mơ’ 2.000 năm chứa đầy châu báu (12/6/2015)
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein (12/6/2014)
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người (8/4/2014)
Những điều chưa biết về Einstein (24/3/2014)
Thiết bị định vị khẩn cấp của máy bay (17/3/2014)
Những nhà khoa học nữ bị lãng quên (14/3/2014)
Nga sẽ giao công nghệ hạt nhân hiện đại nhất cho Việt Nam (31/12/2013)
Stephen Hawking - Tiểu sử và các cột mốc quan trọng trong cuộc đời ông (22/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Vì sao ”của quý” rái cá đực ngày càng nhỏ? (25/2/2013)
Giải thưởng lớn cho khoa học đời sống (25/2/2013)
Những nhà khoa học tuổi Rắn nổi tiếng (22/2/2013)
Chơi game giúp trẻ thông minh (22/2/2013)
Nhận dạng nghi can ”cấp tốc” bằng Golden-i (21/2/2013)
Quà “độc” trong thế giới động vật (18/2/2013)
Phù thủy diệt chuột (23/1/2013)
TESTING (15/1/2013)
10 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc xưa (Phần 1) (12/1/2013)
Hoài nghi về liên hệ giữa El Nino và biến đổi khí hậu (7/1/2013)
Bạc Liêu thành lập Quỹ phát triển khoa học-công nghệ (30/8/2012)
Thán phục cậu bé 8 tuổi đã trở thành chuyên gia của Microsoft (27/7/2012)
Bí ẩn ngôi mộ cổ khổng lồ giữa cánh đồng (11/7/2012)
Hôm nay Trái đất cách xa Mặt trời nhất  (5/7/2012)
Sự thực về cái chết của nhà khoa học thiên tài Alan Turing (26/6/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xây dựng bảo tàng dưới nước ở châu Phi
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người
Những điều chưa biết về Einstein
Tìm thấy mộ 'người đẹp mộng mơ' 2.000 năm chứa đầy châu báu
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt