Ngôi nhà thờ kỳ lạ này bao gồm 1 cầu thang bằng gỗ chạy uốn quanh thân cây sồi cổ thụ, dọc theo cầu thang dẫn tới 2 khoang phòng. Hai khoang phòng này được người dân địa phương sử dụng như là nơi thiêng liêng nhất để họ cầu nguyện.
Niên đại của cây sồi cho đến nay vẫn chưa xác định một cách chính xác nhất. Mặc dù vậy, người ta vẫn tin rằng đây là cây sồi có niên đại lâu nhất ở Pháp. Cây sồi có thể được trồng từ thế kỷ 13, trong thời kỳ trị vì của Louis IX, thời điểm mà Pháp đang là một vương quốc tập quyền.
Trải qua hàng trăm năm, qua các cuộc chiến tranh, biến cố lịch sử cây sồi vẫn sống sừng sững cho đến ngày nay. Trong khi các nguồn tài liệu sử học địa phương cho biết; cây sồi có niên đại tầm khoảng 1000 năm tuổi thì các chuyên gia nghiên cứu cây thì lại nói, cây sồi chỉ khoảng 800 năm, điều này có nghĩa là nguồn gốc của cây sồi bắt nguồn từ thế kỷ 13 là hợp lý.
Vào cuối những năm 1600, thời điểm đó là lúc cây sồi tầm khoảng 500 tuổi, nó đã bị tia sét đánh trung trong một cơn bão lớn. Tia sét đánh vào cây có nhiệt độ ước tính lên tới 30.000°C. Mặc dù vậy, cây sồi vẫn sống sững sừng thách thức với thời gian. Mặc dù có một lỗ hỗng đã bị cháy ngay giữa thân cây, nhưng các cành và lá mới vẫn mọc ra tua tủa và có sức sống mãnh liệt hơn.
Đối với những người nặng quan điểm tâm linh thì họ cho rằng cây sồi có một sức mạnh siêu nhiên. Người ta đã cho đóng cọc xung quanh cây sồi và xem đây như là một nơi kinh thiêng. Sau đó, người ta cho xây một ngôi nhà thờ trên cây để cầu nguyện. Lỗ hỗng chính giữa cây do sét đánh là nơi thờ Đức mẹ Mary. Hàng năm, có rất nhiều các tín đồ tôn giáo gần xa đã đến đây để cầu nguyện.
Nhìn từ xa, cây sồi trông khá đẹp mắt, và dĩ nhiên bề ngoài của nó nhuốm một màu thời gian. Để bảo về cây sồi, cũng như nhà thờ, nhiều cọc chống đã được dựng lên để giúp cho cây đứng thẳng, đồng thời người ta đã “mặc” vào cho cây sồi một bộ “giáp” bằng gỗ để che kín những nơi mà phần vỏ đã bị bung ra.