TS Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KH&CN Việt Nam) cho biết ngày 4/10.
Loài rắn mới có tên khoa học là Oligodon
nagao David, Nguyen, Nguyen, Jiang, Chen, Teynié & Zigler, 2012;
được đặt theo tên của Quỹ Môi trường Thiên nhiên Nagao (Nhật Bản) vì sự
hỗ trợ của quỹ này cho công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học
tại các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Các nhà khoa học đã phát hiện loài rắn
mới nói trên trong các chuyến khảo sát thực địa tại miền Nam Trung Quốc,
Đông Bắc Việt Nam và miền Trung Lào.
Loài rắn khiếm nagao Oligodon nagao
Theo mô tả gốc, loài rắn khiếm nagao
Oligodon nagao có dài đầu và thân từ 561- 680 mm; dài đuôi 92-107mm; có
15 hoặc 17 hàng vảy thân ở giữa lưng; con đực có dương vật không xẻ thùy
nhưng có hai nhánh nhỏ ở phần chóp; có 7-8 vảy môi trên; 184-193 vảy
bụng; vảy hậu môn không phân chia; phần trên cơ thể màu xám nhạt với các
đốm sẫm màu, phần giữa đốm có màu nâu vàng, hình bướm: 27-37 đốm ở
lưng, 5-8 đốm ở đuôi; bụng màu kem với nhiều đốm nhỏ màu đen.
“Loài rắn khiếm Na-gao sống gắn liền
với sinh cảnh núi đá vôi ở độ cao 170-470m so với mực nước biển. Loài
rắn này hiện biết phân bố ở Lạng Sơn và Cao Bằng (Việt Nam), Quảng Tây
(Trung Quốc) và Khăm Muộn (Lào). Đây là loài rắn khiếm thứ 20 được ghi
nhận ở Việt Nam, thứ 14 ở Trung Quốc và thứ 13 ở Lào”, TS Trường cho hay.