banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tên lửa Nga "băm nát" đối phương trong cuộc chiến giả định
(phatminh.com) Trong cuộc chiến mô phỏng, các loại tên lửa, bom, ngư lôi do Nga chế tạo đã giành chiến thắng áp đảo, đánh tơi bời lực lượng không quân - hải quân đối phương.

Kịch bản cuộc chiến mở đầu từ không gian thành phố ven biển với hoạt động thường ngày diễn ra bình thường như những ngày khác, ở các khu bến cảng hoạt động bốc dỡ hàng hóa nhộn nhịp.

Nhưng tất cả đâu biết rằng, ở hòn đảo đối diện, một kế hoạch tiến công tổng lực đang âm thầm diễn ra nhắm vào nước Nga. Tại một sân bay, hàng chục chiếc tiêm kích F-5 đang cất cánh và trên cảng biến, các tàu chiến lớn nhỏ “vũ trang tận răng” chuẩn bị ra khơi. Những tàu chiến này được làm giống với các chiến hạm của Mỹ.

Lệnh tấn công phát ra, các chiến hạm địch lần lượt nối đuôi nhau rời căn cứ chia hai hướng tiến công thành phố ven biển kia. Bí mật, bất ngờ, tiếp cận, áp sát, hạm đội tàu chiến đối phương đã tiến vào gần sát bờ biển.

Nhưng không may cho kẻ địch, một máy bay tuần thám biển Il-38 đang thực hiện chuyến bay tuần tra thường kì. “Mắt thần” giám sát biển của Il-38 nhanh chóng phát hiện ra hạm đội tàu địch đang xâm phạm lãnh hải.

Phi hành đoàn Il-38 lập tức báo động tới các đơn vị hải quân, không quân, lữ đoàn tên lửa bảo vệ bờ biển nhanh chóng triển khai công tác sẵn sàng chiến đấu.


Máy bay tuần tra, trinh sát, chống ngầm Il-38 của Không quân Hải quân Nga.

Trên biển, tàu sân bay Kuznetsov nhận được cảnh báo hành động xâm phạm nguy hiểm từ đối phương. Phi đội tiêm kích hạm MIG-29K trang bị tên lửa không đối hạm Kh-31P, Kh-35E… và tên lửa không đối không R-73, RVV-AE cất cánh đánh chặn địch.

Ở cảng quân sự, hạm đội tàu tên lửa 1241.8 nối đuôi nhau rời cảng và trên đất liền, tổ hợp tên lửa bờ Bal sẵn sàng triển khai “hỏa đồ trận” nghênh tiếp địch.

Băm nát đối phương trên biển

Phát hiện kẻ địch trước, radar điều khiển hỏa lực trên Il-38 khóa mục tiêu, sĩ quan điều khiển vũ khí ấn nút phóng tên lửa Kh-35E, quả tên lửa bay nhanh với trần bay rất thấp đánh trúng giữa thân tàu địch.

“Phát Kh-35E” như phát súng lệnh phát động cuộc tấn công, trên trời phi đội tiêm kích MiG-29K đặt hạm đội tàu địch vào vòng ngắm. Các phi công lần lượt ấn nút, những quả tên lửa Kh-31A “Mini Moskit”, Kh-35E, Kh-59MK lao vun vút vào những chiến hạm khổng lồ đối phương.

Không chịu thua kém những “cánh chim”, trên biển hạm đội tàu tên lửa 1241.8 đã bắt được mục tiêu, sĩ quan điều khiển ấn nút, những quả tên lửa 3M24E lao vút trên cao rồi hạ thấp trần bay áp sát đánh vào tàu địch. Bên cạnh đó, đơn vị tàu tên lửa 1241.1M trang bị tên lửa P-270 Moskit cũng diệt gọn những chiếc còn lại.

Bị những đòn tấn công chớp nhoáng, hướng tiến công thứ nhất của địch hoàn toàn bị bẻ gãy. Ở hướng còn lại, chiến hạm địch có lẽ đã biết “đồng đội” của mình bị đánh tan nát. Vì vậy, chúng quyết định tấn công trước, hàng loạt tên lửa cùng lúc phóng về hạm đội tàu chiến Nga.

Phát hiện mối nguy hiểm, hệ thống phòng vệ của tàu 1241.8 kích hoạt đã kịp thời đánh chặn được đạn tên lửa địch. Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gorshkov đáp trả kẻ thù bằng một quả ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval E.

Bấy giờ, lữ đoàn tên lửa bờ Bal-E mới tham chiến, xe đài điều khiển triển khai radar sục sạo bắt mục tiêu. Sau đó, xe mang bệ giá phóng bắt đầu bắn tên lửa đối hạm 3M24E và đương nhiên tất cả đều trúng đích.

Hạm đội địch hoàn toàn bị vô hiệu hóa, nhưng chúng vẫn chưa chịu rút lui. Dưới lòng biển, tàu ngầm địch phóng ngư lôi vào chiến hạm Nga nhưng đã bị hệ thống chống ngư lôi đánh chặn.

Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27 cất cánh tham gia trận chiến, sau khi phát hiện mục tiêu. Chiếc trực thăng mở cửa khoang vũ khí, phóng ngư lôi hạng nhẹ APR-3E nhấn chìm tàu ngầm đối phương.

Vậy là toàn bộ các hướng tiến công trên biển của hạm đội địch đều đã bị xóa sổ, nhưng trận chiến đường không giờ mới bắt đầu (phút 7,54).

Su – MiG hạ đo ván F

Trên không, phi đội tiêm kích F-5 địch đang tiến vào áp sát không phân đảo Nga. Phi đội MiG-29K đã phát hiện ra mục tiêu, tuy vậy phải đối phó với lực lượng đông đảo. Phi đội trưởng MiG-29K đã liên lạc với sở chỉ huy điều động thêm máy bay.

Các máy bay tiêm kích đa năng Su-30 lập tức được lệnh cất cánh hỗ trợ đơn vị bạn đánh chặn tiêu diệt máy bay địch. Những chiếc Su-30 vũ trang tên lửa không đối không RVV-AE, R-73 và tên lửa không đối hạm/đối đất Kh-59ME, Kh-29TE.

Phi đội địch phát hiện ra máy bay đánh chặn liền phóng tên lửa định tiêu diệt, các phi công tiêm kích Nga lập tức sử dụng biên pháp đối phó gây nhiễu. Thoát được những con “rắn đuôi chuông” AIM-9, MiG-29K “trả lại” bằng một quả R-27EA1 và chiếc F-5 không thể nào thoát kịp.

Sau đó, tới lượt màn trình diễn xuất sắc của tên lửa đối không tầm trung RVV-AE, R-73 từ những chiếc Su-30. Đối phó với một đối thủ mạnh hơn về mọi mặt, toàn bộ F-5 bị tiêu diệt sạch.

Một chiếc F-5E đã lọt được “lưới” MiG-29 và Su-30 vào không kích cơ sở quân sự của Nga. Nhưng, đài radar cảnh giới trên đảo đã kịp phát hiện, tiêm kích đánh chặn MiG-31 cất cánh. Một quả tên lửa đối không tầm xa R-33E từ chiếc MiG-31 đã không cho “chiến sĩ đấu tranh cho tự do” F-5E bất kỳ một cơ hội nào vào đất liền.

Hành động đáp trả

Trả đũa cho hành vi xâm phạm lãnh thổ trắng trợn đó, phi đội Su-30 được lệnh tiến công sào huyệt quân địch với ba mục tiêu chính: cảng quân sự, cầu và sân bay.

Để vào đánh các mục tiêu, phi đội Su-30 cần phải tổ chức tấn công tiêu diệt radar cảnh giới và tổ hợp tên lửa phòng không bảo vệ đảo.

Bằng quả tên lửa “săn mắt thần” Kh-31A, Su-30 đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới bố trí ở cảng biển. Tiếp đó, một chiếc Su-30 khác phóng tên lửa chống radar Kh-58E tiêu diệt radar điều khiển của tổ hợp tên lửa phòng không đối phương.


Su-30 phóng tên lửa không đối đất Kh-29.

Toàn bộ hệ thống phòng vệ đối phương đã bị dọn sạch, mở toang cánh cửa cho Su-30 thoải mái tiến vào diệt tàu địch ngay tại cảng. Phi đội Su-30 đồng loạt phóng tên lửa Kh-59ME đánh chìm toàn bộ chiến hạm địch, phá tan hoang căn cứ đối phương.

Hoàn thành mục tiêu thứ nhất, phi đội Sukhoi tiến tới mục tiêu thứ hai, một chiếc Su-30 bắn tên lửa không đối đất Kh-29TE đánh sập chiếc cầu.

Cuối cùng, chốt hạ cho cuộc chiến, phi đội Su-30 thả những quả bom có điều khiển KAB-500KR và KAB-1500KR san phẳng căn cứ địch, hoàn tất chiến dịch đáp trả.

Những chiếc Su-30 cùng đơn vị tàu chiến đấu làm lễ duyệt binh chiến thắng vang dội, toàn bộ quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn.

Vẫn còn “sạn”

Thực tế, đây là kịch bản cuộc chiến giả tưởng của Tập đoàn vũ khí chiến thuật (KTRV) nhằm quảng bá cho các thiết kế của mình. Vì vậy, không lạ khi trong đoạn clip PR mạnh cho vũ khí Nga, thậm chí những người làm clip còn không cho đối phương đánh chìm hay bắn hạ bất kỳ một tàu chiến – máy bay nào của Nga.

Dù là quảng cáo, nhưng đoạn clip vẫn còn “sạn” kỹ thuật, ví dụ như việc không quân địch ít kiểu loại, chỉ gồm tiêm kích F-5E cổ lổ sĩ mà không phải là máy bay hiện đại hơn (F-15, F-16, F-18 hay Dassault Rafale, EF 2000).

Và sự xuất hiện “kỳ lạ” của ngư lôi VA-111 trên tàu hộ vệ tên lửa Gorshkov. Loại tàu này trang bị máy phóng cỡ 324mm trong khi VA-111 lại có cỡ 533mm. Hoặc tàu ngầm địch trong đoạn clip tương tự kiểu dáng tàu ngầm Kilo của Nga.

Tuy nhiên, dẫu sao đây là đoạn quảng cáo nhắm tới sản phẩm tên lửa đối không, đối hạm, đối đất của KTRV nên những “sạn” này có thể tạm bỏ qua.
(Nguồn: Báo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
VN chế tạo pin nhiệt cho tên lửa phòng không (9/4/2012)
Cán cân hạt nhân Trung - Ấn nghiêng về phía Bắc Kinh (7/4/2012)
Nga mở thầu nâng cấp xe chiến đấu BMD-1 (5/4/2012)
Chuyên gia Hoa kiều so sánh Su-27/30 của VN và TQ (5/4/2012)
AK-12 được trình diễn trong tháng 4/2012 (4/4/2012)
Người Mỹ chê F-22 (4/4/2012)
Việt Nam chế tạo thiết bị gây nhiễu đường truyền (3/4/2012)
Các phương án tàng hình tàu chiến (3/4/2012)
Khả năng cảnh báo sớm ở Đông Nam Á (2/4/2012)
”Rồng lửa” canh trời Việt (2/4/2012)
Việt Nam nhận tên lửa hiện đại của Nga với số lượng lớn (29/3/2012)
So sánh bom thông minh KAB-250 và SDB (29/3/2012)
Quân đội Nga sẽ chiến đấu bằng vũ khí vô hình (28/3/2012)
VN xây dựng hệ thống chỉ thị mục tiêu cho tên lửa đối hải (27/3/2012)
Su-22M4 Việt Nam dội bom xuống... bãi tập (27/3/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt