banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
'Sát thủ UAV' tương lai của Nga
(www.phatminh.com) Bên cạnh Pantsir S1, Tor M1/M2E (>> chi tiết), Nga còn phát triển một số tổ hợp phòng không thế hệ mới chuyên đánh tầm thấp, tiêu diệt cùng lúc nhiều mục tiêu, nhất là UAV.

 Vityaz – tiêu diệt UAV ở khoảng cách 90 km

Một tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung thế hệ mới đang được Almaz-Antey phát triển từ năm 2007 đó là Vityaz. Tổ hợp này sẽ có bài kiểm tra nhà nước vào năm 2013.

Theo thiết kế, Vityaz sẽ trang bị radar mạng pha, có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng và dẫn bắn tên lửa tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu. Vẫn chưa rõ loại đạn tên lửa phát triển cho Vityaz.

Mô hình xe mang bệ giá phóng tên lửa tổ hợp Vityaz.

Nếu Vityaz sử dụng đạn tên lửa phòng không 9M96E phóng thẳng đứng được phát triển bởi Cục thiết kế Torch mang tên P.D Grushin, thuộc ngành công nghiệp không gian Nga thì có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách từ 40-90 km và mang 12 quả tên lửa trên một tổ hợp.

Sosna, hậu duệ của Strela-10

Một phương tiện khác có thể trở thành sát thủ của UAV đó là hệ thống Sosna, được phát triển bởi Cục Thiết kế Cơ khí chính xác Tochmash mang tên A.E Nudelman.

Thực tế, Sosna là biến thể hiện đại hóa sâu rộng từ hệ thống phòng không Strela-10. Việc tổ chức hiện đại hóa Strela-10 diễn ra hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất là biến thể Strela-10M4 được trưng bày ở MAKS-2005. Các chuyên gia nhận định đây là “sửa chữa lớn” Strela-10M3, đảm bảo khả năng tác chiến của hệ thống trong cả ngày và đêm cũng như những ứng dụng trong điều kiện tầm nhìn thấp. Các tính năng còn lại không có gì thay đổi. 

- Trong giai đoạn hiện đại hóa thứ hai một số tính năng được nâng lên. Trong đó, có việc tăng tầm bắn từ 3-5 km lên từ 8-10 km và trần bắn lên đến 5 km, nâng số lượng tên lửa phòng không từ 4 lên 12 quả tên lửa 9M337 Sosna-R cho một xe chiến đấu, đảm bảo khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không, trong đó có cả UAV, tăng hiệu quả chiến đấu thông qua sự tự động hóa cao.

Để tăng khả năng thương mại, tổ hợp mới này được đặt tên là Sosna.

Tổ hợp phòng không tầm thấp Sosna.

Trong tổ hợp phòng không Sosna các tên lửa được đặt trên các bệ phóng, việc phát hiện, giám sát các mục tiêu, việc dẫn hướng các tên lửa đều được thực hiện bằng hệ thống quang điện tử thống nhất.

Sosna có 12 tên lửa tốc độ cao Sosna-R. Hệ thống điều khiển vũ khí có thể hoạt động cả ngày và đêm trong mọi điều kiện thời tiết. Việc dẫn hướng tên lửa là sự kết hợp giữa sóng radio và laser. Trong giai đoạn phóng dùng sóng radio và khi dẫn hướng dùng tia laser.

Sosna có thể phá hủy mục tiêu ở khoảng cách đến 10 km và độ cao đến 15 km. Sosna có thể nhắm bắn mục tiêu ở cả trạng thái tĩnh cũng như trong di chuyển.

Tổ hợp phòng không Morpheus

Trong năm 2010, Tập đoàn Almaz-Antey tiết lộ, họ đang phát triển một tổ hợp phòng không tầm thấp mới có tên Morpheus.

Theo kế hoạch, Morpheus được đưa vào phục vụ vào năm 2015. Trong tổ hợp mới chỉ có vũ khí là tên lửa, có thể được bố trí trên khung gầm xe được sản xuất bởi nhà máy Bryansk, các tên lửa sẽ được phóng thẳng đứng và trang bị radar đa chức năng.

Hình họa tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Morpheus.

Vũ khí tương lai của tổ hợp là những tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 10km, radar sẽ được trang bị dạng đa mục đích tiềm năng.

Theo các nhà phân tích quân sự, tổ hợp Morpheus sẽ có chức năng gần như hệ thống phòng không Iron Dome của Israel, nhằm đối phó với vũ khí từ trên không như đạn pháo, súng cối, tên lửa và các phương tiện bay trên không.

Với những mục tiêu như vậy, đòi hỏi sự phản ứng phải cực kỳ nhanh chóng và như vậy tổ hợp Morpheus sẽ có hiệu quả không hề thấp khi thực thi nhiệm vụ bắn hạ các UAV.

(Nguồn: đất việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
OA-10 DMR, vừa nhanh vừa chính xác (12/9/2012)
UAV ’khủng’ nhất của Israel trở lại bầu trời (10/9/2012)
Việt Nam chế tạo thành phần đạn súng phóng lựu AGS-17 (10/9/2012)
Tháp pháo Koalitsyya-SV sẽ đặt trên khung gầm Armata (10/9/2012)
Nga sẽ có 2.300 xe tăng Armata vào năm 2020 (7/9/2012)
Mỹ thử nghiệm bom bay JDAM-ER cho Australia (6/9/2012)
Mỹ hoàn tất thử nghiệm đạn chiến thuật Pyros (6/9/2012)
Xem xe tăng T-80 của Nga ’vãi đạn’ (29/8/2012)
Trung-Ấn đua nhau phóng thử tên lửa đạn đạo (28/8/2012)
Việt Nam chế tạo thùng dầu mềm cho máy bay An-26 (27/8/2012)
Su-35 sẽ trang bị 30 loại vũ khí hàng không tương lai (27/8/2012)
Nga trang bị mìn chống trực thăng cho quân đội từ 2013 (27/8/2012)
Mỹ phát triển ’siêu ống ngắm’ bắn tỉa (24/8/2012)
Tên lửa siêu vượt âm X-51 nổ tung trên Thái Bình Dương (16/8/2012)
Ka-52K sẽ là ’sát thủ’ chống hạm (15/8/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt