banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Hệ thống phòng không tầm trung tương lai của Nga
(phatminh.com) Các loại tên lửa tầm trung nổi tiếng như Pechora, Buk đang vận hành trong quân đội Nga sẽ phải "về vườn" để nhường chỗ cho loại tên lửa tầm trung mới với sức mạnh vượt trội có tên Vityaz.

Trong thời điểm hiện nay, đối với các hệ thống phòng không tầm trung, Nga chủ yếu dựa vào các hệ thống tên lửa phòng không 9K37 Buk (phương Tây gọi là SA-11 Gadfly hay SA-17 Grizzly đối với Buk-M2).

Tuy quân đội Nga liên tục hiện đại hóa tên lửa Buk lên các tiêu chuẩn Buk-M1, Buk-M2 hay Buk-M3 với tính năng chiến đấu được tăng cường hơn rất nhiều nhưng Nga vẫn cần một loại tên lửa tầm trung mới hiện đại hơn, có thể đồng bộ tốt hơn với các hệ thống phòng không tầm xa hiện đại như S-400 cũng như có khả năng chống các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Vì lý do  đó, họ đã phát triển hệ thống tên lửa tầm trung mới mang tên Vityaz, nhằm thay thế dần các hệ thống Buk trong tương lai.

Dù đã được nâng cấp đến chuẩn M3 nhưng tên lửa phòng không Buk vẫn có nguy cơ phải nhường chỗ cho hệ thống phòng không mới.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung (MRADS - Medium Range Air Defense System) Vityaz được thiết kế bởi Tổ hợp Almaz/Antey, vốn đã có rất nhiều kinh nghiệm thiết kế tên lửa phòng không với các sản phẩm tên lửa phòng không đứng đầu thế giới như S-300 hay S-400 từ những năm 1990.

Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm một trạm điều khiển bắn, có trang bị radar cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; ba xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn.

Các tên lửa được đặt thành cụm gồm ba lớp, mỗi lớp bốn ống phóng thẳng đứng hoặc cụm 2 lớp, mỗi lớp gồm 5 ống phóng trên khung xe tải vượt địa hình 6x6. Tính ra, tổng số tên lửa sẵn sàng chiến đấu của mỗi tổ hợp Vityaz được trang bị 30 - 144 tên lửa có khả năng sẵn sàng bắn.

Hệ thống Vityaz với cấu hình 10 ống phóng. Các ống phóng có thể chứa một tên lửa 9M96 hay bốn tên lửa 9M100. Ảnh mô hình

Tương tự như tên lửa phòng không tầm xa S-300 và S-400, Vityaz cũng sử dụng phương pháp phóng “nguội” để bắn tên lửa, tức là sử dụng khí nén để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng đến độ cao 30m, sau đó động cơ chính của tên lửa mới bắt đầu khởi động.

Phương pháp này tuy cần một cơ cấu phóng phụ và khó thiết kế cho các tên lửa cỡ nhỏ nhưng nó có độ an toàn rất cao, giúp bảo vệ bộ ống phóng và các tên lửa còn lại nếu không may một tên lửa bị phóng hỏng.

Các xe phóng tên lửa và xe chỉ huy đều liên lạc với nhau qua hệ thống datalink giúp chúng có khả năng chia sẻ mục tiêu với nhau cũng như với các hệ thống phòng không khác.

Thêm một điểm giống nhau nữa giữa Vityaz và S-400, đó là chúng sử dụng hai loại tên lửa khác nhau để đối phó với các mục tiêu ở tầm xa khác nhau trong cùng một loại ống phóng.

Một ống phóng của Vityaz có thể chứa 1 tên lửa tầm trung 9M96E/E2 hay 4 tên lửa tầm ngắn 9M100 (ống phóng tên lửa S-400 có thể chứa 1 tên lửa tầm siêu xa 40N6 hoặc 1 tên lửa tầm xa 48N6 hoặc 4 tên lửa tầm trung 9M96E/E2).

Tên lửa phòng không tầm trung 9M96E (ngắn) và 9M96E2.
Tên lửa 9M96 là loại tên lửa tầm trung dẫn đường bằng radar có tầm bắn từ 1 - 40 km đối với phiên bản 9M96E hay 1 - 120 km đối với phiên bản 9M96E2 và có thể bắn mục tiêu ở độ cao từ 5m cho đến 20.000m (9M96E) hay 30.000m (9M96E2).

Đây cũng là loại tên lửa có tốc độ cao, đạt 900m/giây và có khả năng chịu gia tốc rất tốt. Do đó, tên lửa vừa bay nhanh, vừa linh hoạt và có khả năng tấn công cả máy bay và tên lửa đạn đạo của đối phương.

Tên lửa 9M96E có khối lượng 333 g với đầu nổ nặng 24kg còn 9M96E2 có cùng kích cỡ đầu đạn, tuy nhiên có khối lượng tới 420kg do có tầm bắn xa hơn. Xác suất bắn trúng phát đầu của cả hai loại tên lửa này được phía Nga công bố đạt 90% đối với máy bay và 80% đối với các mục tiêu tên lửa đạn đạo.

Tên lửa phòng không tầm ngắn 9M100 (thứ hai từ trái sang) được cải tiến từ tên lửa không đối không RVV-AE-ZRK.

Khác với 9M96, tên lửa 9M100 là loại tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn, chỉ có tầm bắn từ 1-10km. Loại tên lửa này được cải tiến từ tên lửa không đối không tầm ngắn RVV-AE-ZRK, một phiên bản của tên lửa tầm nhiệt R-77T.

Dù có kích thước nhỏ hơn tên lửa R-77T rất nhiều, chỉ dài 2,5m và đường kính 12,5 cm và có tầm bắn ngắn nhưng 9M100 là tên lửa có khả năng thao diễn cực cao. Tên lửa này không chỉ dùng để chống lại các loại máy bay cánh bằng hay trực thăng của đối phương mà nó còn chuyên biệt để chống lại các UAV, bom dẫn đường thông minh JDAM hay thậm chí là cả tên lửa diệt radar HARM.

Radar MFMTR và xe phóng tên lửa loại 12 ống phóng của hệ thống Vityaz.
Ảnh mô hình

Hệ thống Vityaz sử dụng radar mảng pha băng sóng X MFMTR có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc và tấn công cùng lúc 8 mục tiêu bằng tên lửa dẫn đường radar 9M96 với hai tên lửa tấn công mỗi mục tiêu nhằm chắc chắn khả năng tiêu diệt mục tiêu.

Radar MFMTR có cấu tạo gồm một ăng ten mảng pha gắn trên nóc xe điều khiển, có tốc độ quay 60 vòng/phút và rất khó bị làm nhiễu và dò tìm tấn công bởi tên lửa diệt radar của địch.

Tên lửa Cheolmae-2 của Hàn Quốc phát triển với sự hỗ trợ của Almaz/Antey được thừa hưởng một số công nghệ từ Vityaz.

Trong báo cáo về hiện đại hóa quân đội Nga trong giai đoạn tới, tướng Anatoly Gulyaev, giám đốc bộ phận khí tài thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết các hệ thống Buk cũ sắp tới sẽ bị thải loại dần dần và thay thế bằng tên lửa phòng không Vityaz.

Nga cũng để ngỏ khả năng xuất khẩu Vityaz ra thị trường vũ khí thế giới. Trong đó, Almaz/Antey của Nga đã giúp Hàn Quốc phát triển tên lửa phòng không Cheolmae-2 sử dụng tên lửa 9M96 dựa trên những công nghệ của Vityaz.

Ngoài ra, các phiên bản xuất khẩu của Vityaz sẽ sớm hoàn thành và đưa ra chào hàng cho các khách hàng truyền thống của Nga.

(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Đức sắp trình làng súng bắn đạn ”thông minh” (9/8/2011)
Bệ phóng Yakhont trên biển (8/8/2011)
Thử nghiệm UAV Fire Scout cải tiến (8/8/2011)
USV Blackfish, robot bảo vệ tàu chiến (8/8/2011)
F-35B thử nghiệm thành công (8/8/2011)
Những loại vũ khí nào đang khuấy động Bắc Cực? (1/8/2011)
10 máy bay quân sự nhanh nhất thế giới (31/7/2011)
Súng máy bắn đạn... plastic (26/7/2011)
Sự nguy hiểm tiềm ẩn của robot lặn UUV (25/7/2011)
Pháp trình làng UAV trinh sát siêu nhỏ (25/7/2011)
Hai vệ tinh song sinh Artemis trong quỹ đạo mặt trăng (22/7/2011)
Radar giúp cảnh báo những kẻ đánh bom liều chết (21/7/2011)
Malaysia phát triển sơn công nghệ mới cho quân đội (21/7/2011)
Nga thử thành công thiết bị lặn sâu có người lái (19/7/2011)
10 máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới  (14/7/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt