banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Chiếc tăng cách mạng trong lịch sử tăng - thiết giáp
(phatminh.com) Không phải T-54, cũng không phải T-72, chính T-64 mới là cuộc cách mạng về xe tăng hiện đại trên thế giới.

Vào đầu những năm 1950, quân đội Liên Xô đặt ra yêu cầu phát triển một loại tăng hoàn toàn mới. Cũng như các lần trước, khi yêu cầu về một loại tăng hoàn toàn mới được đưa ra, Cục thiết kế tăng ở Kharkiv luôn dẫn đầu cuộc đua bằng việc giới thiệu một loại tăng trái với qui ước về thiết kế tăng.

Concept (tư tưởng) thiết kế loại tăng mới này thể hiện ở chiếc T-64, nó được thiết vào đầu những năm 1960 ở Kharkiv dưới sự chủ trì của Aleksandr A. Morozov và trở thành chiếc tăng đầu tiên trong thế hệ tăng mới (thế hệ tăng hiện đại sau thế hệ T54/55/62) của Liên Xô.


T-64 được chấp nhận đưa vào biên chế tháng 12/1966 và trở thành chiếc tăng đầu tiên của thế hệ tăng thứ 2. Giữ nguyên kết cấu khung thấp như họ T-54/55/62 nhưng T-64 lại tinh vi hơn. 

Những chiếc T-64A đầu tiên của quân đội Liên Xô.

Cuộc cách mạng về giáp bảo vệ

Chiếc T-64 có tính cơ động tốt hơn T-62. Động cơ diesel 5 xy-lanh với sức mạnh chừng 700-750hp. Mặc dù động cơ của T-64 nhỏ hơn so với động cơ của T-72, nhưng chiếc T-64 nhẹ hơn (36 tấn) được cho rằng có thể đạt được quãng đường hành trình và vận tốc tương đương với loại T-72. Ngoài ra, xe còn có 2 thùng nhiên liệu phụ 200 lít có thể được gắn phía đuôi xe.


Giáp của T-64 tốt hơn hẳn so với T-62, cả thân xe và tháp pháo đề được đúc, sau đó chúng được hàn lại, lớp giáp là sự kết hợp giữa giáp thép và các miếng gốm, gọi là “Hỗn hợp K”, giúp cho khả năng bảo vệ cao hơn trước những mối nguy hiểm từ đạn HEAT.


Bên cạnh sở hữu lớp giáp trước vững chắc hơn rất nhiều nhờ sử dụng giáp cải tiến kết cấu nhiều lớp, T-64 còn có thể lắp thêm các tấm giáp bảo vệ xích hai bên hông xe hay các tấm chắn dài.


Trên xe có "xẻng" (giống như của các xe ủi đất) to lắp phía trước xe, giúp cho nó có thể tự đào công sự trong một vài phút đồng thời có thể tăng khả năng bảo vệ cho giáp trước xe bằng cách nâng nó lên. 


Vì thế, những khẩu pháo 105mm hiện đại nhất trên những xe tăng của NATO không thể làm gì được T-64 nếu ở ngoài tầm 500m.

 T-64 vào thời điểm ra đời vượt trội nhiều mặt so với xe tăng của NATO

Bên cạnh hệ thống dò tìm phóng xạ PAZ và lớp chống phóng xạ, T-64 còn có hệ thống lọc chung NBC và hệ thống điều áp.

T-64 lúc đầu sử dụng chung hệ thống phun khói ngụy trang giống series T-54/55/62, sau đó một số phiên bản đã sử dụng các ống phóng đạn khói gắn trên tháp pháo giống như T-72 và T-80.


Hệ thống nạp đạn pháo tự động đầu tiên trên thế giới


Pháo chính của chiếc T-64 là một khẩu pháo 125mm nòng trơn với góc nâng pháo từ -6 đến +14 với tháp pháo quay bằng máy 360 độ.


Khẩu pháo 125mm bắn loại đạn xuyên giáp sơ tốc cao HV-APFSDS có vận tốc đầu nòng lên tới 1,750m/giây và tầm bắn ít nhất 2.000m.


Tổng đạn 40 viên với cơ cấu phân bổ thông thường gồm 12 APFSDS - 6 HEAT - 22 HE. Cơ cấu nạp đạn tự động cho phép tổ lái giảm bớt xuống chỉ còn 3 người (lái xe, pháo thủ, trưởng xe), T-64 cũng sử dụng hệ thống vứt vỏ đạn tự động giống như trên T-62.

Sử dụng ống thở khi lặn sông trên T-64

Ngoài ra, pháo 125mm còn có thể bắn loại tên lửa có điều khiển AT-8 Songster ATGM, thông thường nó mang 6 quả AT-8.

Hệ thống nạp đạn giống với hệ thống nạp đạn tự động trên T-72, ngoài chức năng giảm bớt một pháo thủ nó còn giúp cho tốc độ bắn của chiếc tăng đạt được 8 phát/phút.


Vị trí trưởng xe đã có sự cải tiến hơn so với T-62 khi anh ta có thể sử dụng mọi loại vũ khí trong chiếc tăng từ chỗ ngồi.


Bên cạnh đó, T-64 cũng kết hợp hệ thống kiểm soát hỏa lực, nó có một cái máy vi tính gắn trong xe, một số phiên bản còn có cả máy đo xa laser.

T-64BV với lớp giáp ERA

T-64 luôn đứng trong đội hình tuyến đầu của quân đội Liên Xô, ở trong các đơn vị cơ giới mạnh nhất ở Châu Âu đối mặt với NATO trong thời chiến tranh Lạnh. Nó không bao giờ được xuất khẩu sang các nước đồng minh của Liên Xô, kể cả các quốc gia thân cận nhất như Đông Đức hay Cuba.

Năm 1976, chiếc T-64B tích hợp hệ thống điều khiển “COBRA” giúp nâng tầm bắn lên 4.000m, nó sử dụng hệ thống đo xa laser với kính nhìn đêm mới, tuy vậy thì khối lương chiếc tăng cũng tăng lên 39 tấn.


Việc sản xuất T-64 đã được dừng lại năm 1987, nhưng việc nâng cấp T-64 thì đến nay vẫn được thực hiện.


Khuyết điểm trên T-64

Chiếc tăng T-64, mặc dù đã có nhiều ưu điểm, nhưng nó vẫn có nhiều hạn chế, như hệ thống nạp đạn tự động tuy giúp giảm biên chế tổ lái đi 1 người nhưng lại chiếm dụng một khoảng không gian lớn bên trong tháp pháo, khả năng hạ thấp nòng pháo vẫn chưa được cải thiện nhiều.


Hay như ở biến thể tăng chỉ huy T-64K, khi liên lạc xe buộc phải đứng im, bởi vì cột ăn-ten phải được gắn xuống đất.

(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Máy bay độc đáo ’3 cánh 6 động cơ’ (13/9/2011)
Lục quân Nga nhận xe tăng thế hệ mới từ 2014 (13/9/2011)
Hàn Quốc phát triển thành công MUAV nội địa (13/9/2011)
Pháp thử thành công hệ thống phòng không SAMP (13/9/2011)
Hồ sơ cục thiết kế Sukhoi (kỳ 2) (13/9/2011)
Tìm hiểu xe thiết giáp đa năng của Ba Lan (13/9/2011)
Máy bay ”tự sát” để diệt kẻ thù (12/9/2011)
Hồ sơ cục thiết kế Sukhoi (kỳ 1) (9/9/2011)
Đức và Israel hợp tác phát triển UAV (9/9/2011)
Đài Loan sản xuất hàng loạt tên lửa ’Vạn Kiếm’ (9/9/2011)
Những vũ khí hiện đại nhất của Israel (9/9/2011)
Vũ khí khủng trong triển lãm MSPO-2011 (9/9/2011)
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 4) (9/9/2011)
’Áo choàng lỏng’ giúp tàu ngầm tàng hình (9/9/2011)
Nga giới thiệu khí tài trinh sát mới (9/9/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt