Một nhóm các nhà khoa học quốc tế, đứng đầu bởi tiến sĩ James Kennett thuộc Đại học California Santa Barbara (Mỹ), đã phát hiện một hợp chất tương tự thủy tinh nóng chảy - hình thành ở nhiệt độ từ 1.700 đến 2.200 độ C - trong một lớp đá mỏng ở bang Pennsylvania và South Carolina của Mỹ và ở Syria.
“Nhiệt độ cực cao tương đương một vụ nổ bom hạt nhân, có thể đủ để làm cát nóng chảy thành dạng thủy tinh lỏng”, tiến sĩ James Kennett, người đứng đầu nghiên cứu, nhận định trênDaily Mail.
Bão thiên thạch cách đây gần 13.000 năm dường như
đã khiến người tiền sử và voi ma mút bị diệt vong.
Tại Syria, các nhà khoa học phát hiện thấy vật chất giống thủy tinh nóng chảy trong chì than tại một ngôi làng cổ ở thung lũng Euphrates ở vùng Abu Hureyra cách đây gần 13.000 năm. Tiến sĩ James Kennett cho biết, khu khảo cổ ở thung lũng Euphrates cũng được coi là cái nôi của nền nông nghiệp trên thế giới.
Các kết quả phân tích khẳng định, vật liệu này không phải có nguồn gốc từ núi lửa hay con người tạo ra. Thủy tinh tan chảy dường như giống với các vật chất khác được phát hiện trong hố thiên thạch Meteor Crater ở bang Arizona, Mỹ và cánh đồng thiên thạch ở Australia.
Từ những bằng chứng được phát hiện trên cả 3 châu lục, các nhà khoa học tin rằng hợp chất giống thủy tinh nóng chảy là do hậu quả của một trận bão thiên thạch xảy ra các đây khoảng 12.900 năm, khiến Trái đất rơi vào một thời kỳ lạnh giá bất thường, dẫn tới sự diệt vong của người tiền sử và nhiều động vật khổng lồ vào thời kỳ đó.
Trong thời kỳ lạnh giá được gọi là Younger Dryas, nền văn minh của người tiền sử Clovis và một số loài động vật khổng lồ ở Bắc Mỹ, bao gồm voi ma mút và loài lười đất khổng lồ đã biến mất vĩnh viễn khỏi Trái đất. Những người tiền sử thuộc nên văn minh Clovis đã biết sử dụng xương và ngà voi để làm công cụ. Họ cũng được coi là cư dân đầu tiên của châu Mỹ.